Sự nguy hiểm của viêm gan B mạn tính

giamcan24h

Sự nguy hiểm của viêm gan B mạn tính

Bệnh viêm gan B do virus viêm gan B (HBV = Hepatitis B virus) gây ra. Sau khi nhiễm, virus theo đường máu đến gan nhưng HBV tự nó không gây tổn thương gan trực tiếp mà do hoạt động của hệ miễn dịch chống lại HBV trong thế bào gan.

Được coi là “sát thủ thầm lặng” các triệu chứng bệnh viêm gan B mạn tính thường không rõ rệt mà tiến triển thầm lặng từ 10 – 30 năm. Nhiều người chủ quan, không theo dõi bệnh nên khi biết thì đã rơi vào giai đoạn nặng, thậm chí có người đã chuyển sang giai đoạn xơ gan và ung thư gan.

Viêm gan B mạn là tình trạng viêm và hoại tử gan nguyên nhân gây ra bởi sự tồn tại của HBV kéo dài trên 6 tháng. Những bệnh nhân được chẩn đoán viêm gan B mạn khi có HBsAg(+) >6 tháng hoặc HBsAg(+) đi kèm IgG- HBcAb, nồng độ HBV-DNA >104 copies/ml (nhóm bệnh nhân có HBeAg(-)), > 105copies/ml (nhóm HBeAg(+)), ALT tăng cao thường xuyên hay từng đợt.  Mức độ viêm và hoại tử thì luôn thay đổi từ không có đến nặng, mức độ xơ hoá có giá trị tiên lượng bệnh. 


Mức độ viêm và hoại tử và các biến chứng có mối liên quan chặt chẽ với mức độ nhân lên của vi rút và nồng độ HBV – DNA huyết thanh. Nhóm  bệnh nhân có HBe(+) thường có tổn thương gan mức độ nặng. Tỉ lệ chuyển đảo huyết thanh HBe tự nhiên khoảng 10 -15 % năm. Trong giai đoạn chuyển đảo huyết thanh HBe hoặc trong trường hợp đột biến HBe thường sảy ra tình trạng tăng ALT >10 ULN, bệnh biểu hiện như viêm gan cấp tính, người ta gọi là đợt bùng phát của viêm gan B mạn (flare of hepatitis or acute exacerbation). 

Những bệnh nhân viêm gan B mạn có HBe(-) tổn thương gan mức độ nhẹ đến vừa nồng độ HBV – DNA ≥ 104 copies/ml thường là những bệnh nhân nhiễm chủng HBV đột biến precore. Những bệnh nhân này thường gặp nhiều ở các nước châu Á, châu Âu, Địa Trung Hải. Nhóm bệnh  nhân HBe(-) thường có mức HBV-DNA thấp hơn so với nhóm HBe(+) nhưng biến  chứng xơ gan, ung thư tế bào gan lại có tần xuất cao hơn.

Virus viêm gan B

Người bị nhiễm virus viêm gan B mạn tính hầu như không có triệu chứng gì rõ ràng, hoặc nếu có cũng rất mơ hồ, thậm chí khi đi kiểm tra vẫn thấy chức năng gan bình thường, do đó bệnh nhân thường chủ quan, không đi kiểm tra và làm các xét nghiệm chuyên sâu. Đến khi cơ thể thấy mệt mỏi, khó tiêu, sốt, vàng mắt, vàng da… bệnh nhân mới đi kiểm tra thì bệnh thường đã quá nặng.

Theo các chuyên gia, giải đáp thắc mắc viêm gan B lây qua đường nào có nói rằng là căn bệnh lây lan lặng lẽ, tiến triển âm thầm. Đa số người bị nhiễm virus viêm gan B đều không biết mình bị bệnh và có thể vô tình lây sang người khác qua đường máu, quan hệ tình dục và từ mẹ sang con. Virus viêm gan B tấn công gan “thầm lặng” trong nhiều năm mà bệnh nhân không hề hay biết. Khi bệnh nhân cảm thấy các vấn đề về sức khỏe, cần đi khám bệnh thì bệnh thường đã vào giai đoạn cuối khi đã có biến chứng xơ gan, ung thư gan.

Viêm gan B mạn tính – đừng để quá muộn

Các chuyên gia khuyến cáo rằng: viêm gan B mạn tính là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, được coi là “sát thủ thầm lặng”, cướp đi sinh mạng của hàng triệu người mỗi năm. Do đó, người mang virus viêm gan B dù không có triệu chứng gì cũng phải định kỳ đi khám, kiểm tra định tính, định lượng 5 hạng mục viêm gan B, kiểm tra số lượng virus và tính biến dị của virus… để nắm chính xác tình trạng bệnh của mình từ đó có phương pháp điều trị thích hợp.

Với việc sử dụng các máy móc hiện đại nhất để kiểm tra nồng độ virus, đánh giá sự hoạt động của virus, kiểm tra chức năng gan với đầy đủ 14 chỉ số hay dùng vacxin viêm gan B để phòng… bệnh nhân viêm gan B sẽ được đánh giá một cách đầy đủ, toàn diện và chính xác tình trạng bệnh của mình để từ đó tìm ra phác đồ điều trị phù hợp nhất với người bệnh.

Author

Tác giả Zim Violet

Tiền đang ở ngay trước mắt mình đó thôi! Tận dụng đi!!

0 nhận xét: