Giảm Cân Nhanh: tháng 6 2014

giamcan24h

Cách phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ

Triệu chứng đặc trưng của bệnh tay chân miệng là sốt, đau họng, nổi bọng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông và gây tổn thương niêm mạc miệng. Cách phòng bệnh tốt nhất chính cho bé nhà bạn là vệ sinh môi trường sạch sẽ, rửa tay thường xuyên với xà phòng...

Triệu chứng bệnh tay chân miệng

+ Triệu chứng của bệnh bắt đầu xuất hiện sau khi nhiễm virus từ 3-6 ngày. Với những biểu hệt như mệt mỏi, sốt nhẹ (38 - 38,5oC), đau họng, sổ mũi diễn ra trong vài ngày.

cach-phong-benh-tay-chan-mieng

Các triệu chứng thường gặp ở bệnh tay chân miệng

+ Sau đó, xuất hiện các mụn nước, bọng nước ở bàn chân, bàn tay, đôi khi gặp cả mụn nước, bọng nước ở mông. Các mụn nước, bọng nước này thường tồn tại trong vòng 7 đến 10 ngày rồi xẹp xuống và tự mất đi kể cả khi không được điều trị, chúng cũng không gây đau rát cho người bệnh. 

+ Sau khi khỏi bệnh, cơ thể bệnh nhân có miễn dịch với chủng virus gây bệnh, nhưng một người có thể bị bệnh tay chân miệng nhiều lần nếu lần sau bị nhiễm các chủng virus khác với những lần trước. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 10 tuổi, tuy nhiên người lớn chưa có miễn dịch với bệnh cũng có thể mắc bệnh.

+ Bệnh nhân có khả năng lây bệnh cho người khác qua đường hô hấp trong 1 tuần đầu bị bệnh. Bệnh nhân còn có khả năng đào thải virus qua phân trong vòng vài tuần sau.

+ Tiếp theo bệnh sang giai đoạn toàn phát. Đầu tiên là sự xuất hiện các mụn nước ở niêm mạc miệng, thường là ở mặt trong má, lợi, mặt bên của lưỡi; các mụn nước trong miệng thường dập vỡ rất nhanh tạo ra các vết trợt loét rất đau rát làm bệnh nhân khó ăn uống. Các mụn nước có kích thước nhỏ (2-3mm) nằm trên một nền niêm mạc viêm đỏ.

Cách phòng bệnh tay chân miệng?

Hiện tại vẫn chưa có vaccin phòng bệnh chân tay miệng. Trong vùng dịch, biện pháp hữu hiệu nhất để khống chế dịch là phòng lây lan bệnh sang người lành. Các biện pháp phòng ngừa là:

+ Tránh tiếp xúc gần (ôm, hôn, dùng chung đồ dùng…) với trẻ em bị bệnh Tay chân miệng cũng có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm bệnh;

+ Rửa tay thường xuyên với xà phòng trước khi chuẩn bị thức ăn và ăn uống, trước khi cho trẻ nhỏ ăn, sau khi sử dụng nhà vệ sinh và sau khi thay tã cho trẻ, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với các bọng nước;

cach-phong-benh-tay-chan-mieng


+ Không cho trẻ sơ sinh và trẻ em bị bệnh đi mẫu giáo, nhà trẻ, trường học hoặc nơi đông người cho tới khi khỏe hẳn;

+ Tập cho con thói quen không đưa tay, vật dụng, đồ chơi vào miệng.

+ Làm sạch môi trường bị ô nhiễm và các vật dụng bẩn (bao gồm cả đồ chơi) với xà phòng và nước, sau đó khử trùng bằng các chất tẩy rửa thông thường 1 tuần/ lần.

+ Theo dõi chặt chẽ tình trạng bệnh và chăm sóc y tế kịp thời nếu trẻ sốt cao, li bì, mất tỉnh táo;

+ Luôn lau dọn nhà cửa, nhà trẻ, trường học sạch sẽ.

+ Xử lý khăn giấy và tã lót đã dùng bằng cách bỏ vào thùng rác và thải bỏ rác đúng cách;

+ Che miệng và mũi khi hắt hơi và ho;

+ Sau khi trẻ khỏi bệnh, vẫn tiếp tục duy trì các biện pháp phòng ngừa: thường xuyên rửa tay với xà phòng diệt khuẩn dưới vòi nước chảy, vệ sinh vật dụng, nhà cửa, theo dõi phản ứng của trẻ.

Xem Thêm:

0 nhận xét:

Thực đơn giảm béo trong 3 ngày và 7 ngày

Có rất nhiều cách giảm cân khác nhau và tùy vào cơ địa của mỗi người nữa nên bạn đừng bao giờ hỏi tại sao họ giảm thế kia mà mình lại đứng chỗ thế này. Vì vậy mới nói ý chí quyết tâm của bạn sẽ quyết định sự thay đổi của con người bạn??

Để có được một thực đơn giảm cân cấp tốc hiệu quả cho bản thân mình thì ngoài việc thực hiện đúng cách thì bạn cần phải kiên trì, nhẫn nại với với thực đơn mình đã lựa chọn, có như vậy bạn mới mong giảm cân thành công được. 


1. Thực đơn giảm cân cấp tốc 7 ngày với rong biển

Rong biển là thực phẩm giảm cân hiệu quả

- Thứ 2: Tràn đầy năng lượng với rong biển xào chua ngọt, tráng miệng bằng món chè rong biển nấu chung với đậu xanh hoặc thạch trái cây rong biển.

- Thứ 3: Bữa trưa bổ dưỡng và ít calo với salad rong biển

- Thứ 4: Thưởng thức vị chua ngọt hấp dẫn với gỏi rong biển tôm thịt.

- Thứ 5: Tôm hoặc thịt nạc xào rong biển

- Thứ 6: Đổi vị với canh cà chua rong biển

- Thứ 7: Thêm một món canh ngon với rong biển là canh rong biển với đậu hũ non.

- Chủ nhật: Cuối tuần thịnh soạn với món cá hồi cuộn rong biển.

2. Thực đơn giảm cân cấp tốc 7 ngày với rau củ


Ngày 1: Dùng súp kèm với các loại trái cây ( trừ chuối ) , uống nước lọc hoặc nước trà.

Ngày 2: Dùng súp kèm với các loại rau xanh ( tránh lạc và ngô ). Buổi tối , có thể dùng thêm 1 củ khoai tây nướng. Không dùng trái cây trong ngày này.

Ngày 3: Dùng súp kèm với bất cứ loại trái cây và rau xanh mà bạn yêu thích.

Ngày 4: Dùng 3 quả chuối , uống nhiều nước cùng với súp trong ngày.

Ngày 5: Dùng súp 1 lần / ngày , kèm với 280-560 gr thịt bò và 6 quả cà chua.

Ngày 6: Dùng súp 1 lần / ngày , 2-3 miếng bò beefsteak kèm với rau cải tươi.

Ngày 7: Dùng súp 1 lần / ngày , cơm gạo lứt , nước trái cây không ngọt , rau xanh.

3. Thực đơn giảm cân cấp tốc 3 ngày

Ngày 1



Buối sáng: Một trái táo, một cốc nước hoa quả ép + 1 đĩa salat trộn rất phù hợp với bữa ăn của người ăn kiêng

Buổi trưa : Một dĩa sa lát hoa quả trộn, một cốc nước

Buổi tối : Một đĩa sa lát hoa quả, một cốc nước ép từ hoa quả tươi.

Ngày 2

Buổi sáng : Một dĩa hoa quả và chút đồ ăn nguôị, một cốc nước lọc

Buổi trưa : Một đĩa sa lát rau tươi trộn, một cốc nước lọc + hoa quả cũng giúp bạn giảm cân hiệu quả

Buổi tối : Các loại rau tươi tuỳ ý, hai trái táo

Ngày 3

Buổi sáng : Một đĩa hoa quả trộn, một cốc nước ép hao quả tươi

Buổi trưa : Một đĩa sa lát rau tươi, một cốc nước lọc + bổ sung nước hàng ngày giúp bạn giảm cân hiệu quả

Buổi tối : Một bát canh

Chúc bạn giảm cân thành công loại bỏ được bệnh béo phì và có được cuộc sống lành mạnh hơn.

0 nhận xét:

Triệu chứng và cách điều trị bệnh đau mắt đỏ

Chúng tôi xin chia sẻ các thông tin về nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị bệnh đau mắt đỏ để có thể phát hiện sớm bệnh và có biện pháp điều trị thích hợp để bạn bảo vệ mắt của chính mình và người thân khỏi bệnh đau mắt đỏ đang hoành hành.

Nguyên nhân bệnh đau mắt đỏ:

- Nguyên nhân của bệnh có thể do bạn chưa vệ sinh mắt đúng cách để mắt bị nhiễm bụi bẩn và sinh ra đau mắt đó. Cũng có thể do sự chuyển giao mùa, sự thay đổi theo thời tiết. Đặc biệt tăng lên vào đợt hè thu khi có khí hậu nóng, ẩm vi khuẩn dễ sinh sôi và gây nên dịch bệnh đau mắt đỏ.

benh-dau-mat-do
Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh đau mắt đỏ

- Viêm kết mạc do vi khuẩn: chiếm 1/3 các dạng viêm kết mạc. Thường do các vi khuẩn như tụ cầu, liên cầu, lậu cầu, Diplobacille de Morax.

- Viêm kết mạc do virus là một bệnh phổ biến sau viêm kết mạc do vi khuẩn nhưng là một bệnh có khả năng phát triển thành dịch rộng.

- Viêm kết mạc do nhiễm hóa chất.

- Viêm kết mạc do dị ứng : Đau mắt đỏ do dị ứng thường bị ở cả hai mắt và là một phản ứng dị ứng với chất gây dị ứng.

Triệu chứng bệnh đau mắt đỏ:

- Rất dễ dàng để các bạn có thể phát hiện ra triệu chứng của căn bệnh thường gặp này. Một số triệu chứng rõ rệt là sáng thức dậy mi mắt bạn sẽ bị dính chặt bởi rỉ mắt khiến bạn không thể mở mắt một cách dễ dàng. 

benh-dau-mat-do
Triệu chứng bệnh đau mắt đỏ là mắt sưng, chảy nước mắt, có cảm giác khó chịu

- Mi mắt sưng nhẹ, kết mạc mi sưng đỏ, chảy nước mắt. Mắt có nhiều ghèn (nhử mắt), có thể bó chặt bờ mi lúc ngủ dậy. Người bệnh cảm thấy nó cồm cộm như có hạt cát, hạt bụi trong mắt.

- Bệnh nhân thường có những cảm giác ở mắt như nóng rát, đau, nặng mắt, cảm giác như có hạt cát trong mắt, đôi khi kèm theo nhìn mờ, nhìn thấy quầng màu và sợ ánh sáng.

- Với trẻ em cò thể kèm theo triệu chứng trẻ sốt nhẹ, chảy nước mũi, có hạch ở góc hàm.

Cách chữa trị bệnh đau mắt đỏ:

Thông thường bệnh chỉ diễn biến và khỏi trong vòng từ 5 - 7 ngày, 70% người bệnh đau mắt đỏ có thể khỏi nếu rửa mắt hằng ngày, tra thuốc. Trong những trường hợp có tổn thương ở giác mạc nếu không điều trị đúng và kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng viêm loét giác mạc, sau điều trị có thể ảnh hưởng tới thị lực.

benh-dau-mat-do
Bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế để được điều trị

- Khi đã mắc bệnh, người bệnh cần uống nhiều nước, nghỉ ngơi, tránh khói bụi, đeo kính râm giúp mắt bớt kích thích với ánh sáng chói hoặc có thể chườm đá lạnh cho mắt dễ chịu hơn.

- Sau thời gian này nếu bệnh không đỡ hoặc thấy có các triệu chứng bệnh cùng lúc ở mắt, họng và nổi hạch thì cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa về mắt để được điều trị kịp thời.

- Bệnh đau mắt đỏ rất dễ lây lan cho người xung quanh và cũng dễ dàng gây thành dịch giống như bệnh thủy đậu vậy ,vì vậy bạn nên đeo kính trong thời gian bị đau mắt đỏ khi ra ngoài và tiếp xúc với mọi người.

- Không dụi mắt, tránh đưa tay bẩn lên mắt.

- Không đến các bể bơi công cộng, các nơi tập trung nhiều khói, bụi bẩn

- Nên rửa mặt thường xuyên 3 lần/ngày bằng nước ấm để giữ cho mắt luôn được sạch. Sử dụng khăn rửa mặt riêng, không dung chung với người xung quanh.

- Đặc biệt bệnh nhân bị đau mắt đỏ không nên tự pha nước muối loãng để rửa mắt vì nồng độ nước muối không phù hơp có thể gây bỏng rát mắt.

- Đến khám bác sĩ và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Xem Thêm:

0 nhận xét:

Biểu hiện bệnh quai bị ở người lớn

Biểu hiện bệnh quai bị ở người lớn dễ nhật biết nhất như sưng tuyến nước bọt, sốt, đau họng, mệt mỏi nhưng bên cạnh đó có đến khoảng 25% bệnh nhân không có biểu hiện gì, đây chính là đối tượng gây lây lan bệnh nguy hiểm nhất.

Khi người lớn bị nhiễm virus paramyxovirus gây bệnh quai bị, người bệnh sẽ trải qua một loạt các triệu chứng. Một trong những biểu hiện của bệnh quai bị chính là đau hoặc sưng tấy tuyến nước bọt nằm xung quanh cổ và mặt. Bệnh thường đi kèm với sốt nhẹ, đau nhức cơ bắp, ớn lạnh và cảm giác mệt mỏi, đau đầu và đau họng.


Thông thường sưng tuyến nước bọt mang tai là biểu hiện của bệnh quai bị rõ rệt nhất. Sưng thường đi kèm với cảm giác khó chịu và đau ở một hoặc cả hai bên má. Tùy thuộc vào từng bệnh nhân, triệu chứng này có thể dao động từ nhẹ đến rất đau đớn, làm cho người bệnh gặp khó khăn khi nhai hoặc nói chuyện.

Quai bị cũng có thể dẫn tới một loạt các triệu chứng khó chịu khác như đau đầu và đau cổ họng do virus và thậm chí là đau trong tai. Một số bệnh nhân mất cảm giác ngon miệng khi nhiễm virus.

Một triệu chứng bệnh quai bị phổ biến khác là sốt nhẹ. Sốt thường kéo dài từ 2 – 3 ngày khi cơ thể đang chống lại sự tấn công của virus. Nhiều người bệnh có các triệu chứng khác liên quan tới sốt bao gồm hôn mê, đau nhức cơ thể và ớn lạnh.


Đôi khi sưng tinh hoàn ở nam giới và buồng trứng ở nữ giới do nhiễm trùng cũng xảy ra đối với người đã dậy thì. Các biến chứng như viêm màng não, viêm tụy là kết quả tiến triển của bệnh nhưng hiếm gặp.

Những biểu hiện của bệnh quai bị khác liên quan tới tình trạng tiến triển của bệnh là viêm tụy và viêm màng não. Những người mắc biến chứng viêm màng não do quai bị có thể cảm thấy cứng trong cổ, rất nhạy cảm với ánh sáng và đau đầu dữ dội. Trường hợp viêm tụy do quai bị, người bệnh cảm thấy đau vùng bụng trên, buồn nôn và ói mửa.

Một dấu hiệu ít phổ biến hơn mà chỉ xảy ra đối với người trưởng thành là sưng và khó chịu ở các mô tuyến sinh dục. Một tỷ lệ phần trăm khá nhỏ nam giới có biểu hiện tinh hoàn sưng và đau đớn gọi là viêm tinh hoàn. Viêm tinh hoàn có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh sản do giảm số lượng và chất lượng tinh trùng. Đối với phụ nữ, viêm buồng trứng có thể xảy ra nhưng hiếm gặp hơn so với viêm tinh hoàn ở nam giới và không dẫn tới vô sinh.


Nói chung, những biểu hiện của bệnh quai bị ở trẻ em không phức tạp và nguy hiểm bằng ở người lớn. Do đó, để phòng ngừa quai bị, người lớn cần được tiêm vắc xin phòng bệnh nếu trước đó chưa nhận được một mũi tiêm khi còn nhỏ hoặc chưa từng mắc quai bị.

Bên cạnh bệnh thủy đậu đang ngày một phức tạp thì bạn cũng không nên coi nhẹ các benh thuong gap khác như bệnh sởi, bệnh tiểu đường, bệnh vảy nến, bệnh quai bị, bệnh trĩ....Hãy truy cập website http://benhthuonggap.org để trang bị cho mình những thông tin cần thiết về các loại bệnh giúp bảo vệ sức khỏe chính mình và người thân nhé. Chúc bạn luôn vui khỏe!

0 nhận xét:

Triệu chứng và cách điều trị bệnh thủy đậu

Thủy đậu là bệnh thường gặp quanh năm và có diễn biến phức tạp nhất vào thời điểm từ tháng 2 đến tháng 6. Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan cao do virut Varicella zoster (VZV) gây ra. Triệu chứng bệnh thủy đậu rất dễ nhận biết nổi mụn nước kèm các dấu hiệu như sốt, đau đầu, nóng ran, ngứa….

Bệnh thường diễn biến lành tính nhưng có thể gây thành đại dịch. Điều trị bệnh thủy đậu chủ yếu là điều trị triệu chứng, người bệnh cần được chăm sóc và kiêng khem đầy đủ nếu không muốn gây ra các biến chứng nguy hiểm.

trieu-chung-benh-thuy-dau

Bệnh thủy đậu với triệu chứng nổi mụn nước

Phần lớn bệnh nhân bị nhiễm là trẻ em 5-11 tuổi nhưng bệnh cũng có thể xảy ra ở người lớn. 90% đối tượng chưa chủng ngừa thủy đậu có khả năng mắc bệnh. Đáng lưu ý là khi nhiễm virus thủy đậu, bệnh nhân thường không có triệu chứng gì trong hai tuần đầu, nhưng từ 2-4 ngày trước khi phát bóng nước (nốt rạ), bệnh đã có khả năng lây nhiễm.

Triệu chứng bệnh thủy đậu mà chúng ta nên lưu tâm:

+ Khi bệnh thủy đậu mới phát sinh, trên cơ thể người bệnh sẽ nổi những mụn nước có màu hồng nhạt ở các bộ phận như mặt, chân, tay, và nhanh chóng lan ra trên toàn thân trong vòng 24 giờ. Người mắc bệnh có thể bị từ vài nốt mụn đến hơn 500 mụn nước trên cơ thể tùy theo bị nhiễm bệnh nặng nhẹ và cơ địa, sức đề kháng từng người khác nhau.

+ Thời gian kể từ khi bạn bị nhiễm virus gây bệnh thủy đậu do tiếp xúc với người bị thủy đậu, sống chung môi trường với người bị thủy đậu mà hệ miễn dịch bị tổn thương cho đến khi bệnh bắt đầu có triệu chứng biểu hiện trên cơ thể trung bình là 14 ngày, có người bị sớm hơn (10-12 ngày) và có người trên 20 ngày mới bị phát bệnh.

+ Mụn nước do bệnh thủy đậu gây nên có kích thước từ l - 3 mm đường kính, bên trong có dịch nước, tuy nhiên nếu bệnh trở nên nặng hơn thì kích thước của mụn nước có thể lớn hơn thậm chí có màu đục do chứa mủ bên trong.

trieu-chung-benh-thuy-dau

Triệu chứng bệnh thủy đậu dễ nhận biết nhất

+ Ở những vùng bị nổi mụn nước bạn có cảm giác nóng ran, ngứa rất nhiều, nếu bạn càng gãi, mụn nước bị vỡ ra thì bệnh càng nặng và nguy cơ nhiễm trùng, biến chứng càng nghiêm trọng hơn.

Bệnh thủy đậu ở người lớn thường kèm theo triệu chứng sốt cao có thể trên 40oC, đau đầu, đau họng, các cơ đau nhức, toàn thân mệt mỏi, rã rời, buồn nôn và nôn nhiều.

Bệnh thủy đậu ở trẻ em kèm theo triệu chứng sốt nhẹ từ 37-38oC, biếng ăn, cơ thể bé khó chịu nên hay “chướng tính”, hay khóc, ho ít, nước mũi loãng trong.

Bệnh sẽ kéo dài từ 7 - 10 ngày nếu không có biến chứng, các nốt rạ sẽ khô dần, bong vảy, thâm da nơi nổi mụn nước, không để lại sẹo, nhưng nếu bị nhiễm thêm vi trùng mụn nước có thể để lại sẹo.

Cách điều trị bệnh thủy đậu:

- Trẻ ốm phải cho cách ly tại nhà để tránh lây lan trong suốt thời gian từ khi bệnh bắt đầu cho đến khi bong hết vảy.

- Hằng ngày (ngày 2-3 lần) nhỏ mắt, mũi thuốc sát khuẩn như chloramphenicol 0,4% hoặc acgyrol 1%.

- Cho trẻ ngâm trong bồn nước ấm 1 – 3 lần mỗi ngày, lau nhẹ người bằng vải mềm, chú ý không làm vỡ bóng nước.

- Điều trị bệnh thủy đậu bằng cách giữ gìn vệ sinh cá nhân để phòng ngừa nhiễm thêm vi trùng.

trieu-chung-benh-thuy-dau

Giữ gìn vệ sinh thân thể, dạy trẻ không được gãi

- Cắt ngắn móng tay cho trẻ, dạy trẻ không được gãi, trẻ nhỏ nên được đeo găng tay để không tự làm vỡ bóng nước.

- Không được tự ý dùng thuốc kháng sinh. Mọi trường hợp nhất thiết phải được thầy thuốc thăm khám bệnh chỉ định và hướng dẫn cụ thể.

- Giữ cho da của trẻ luôn luôn sạch sẽ. Quần áo phải được giặt bằng xà phòng và nước sạch rồi là trước khi mặc.

- Khi nốt phỏng vỡ, chỉ nên bôi thuốc xanh metilen; không được bôi mỡ tetraxiclin, mỡ penixilin hay thuốc đỏ.

- Khi thấy trẻ đột nhiên sốt cao hoặc nốt phỏng mọc dày chi chít, hoặc chảy nước mắt tự nhiên, sợ ánh sáng cần cho trẻ đi khám bệnh ngay.

Bệnh thủy đậu là một bệnh nhẹ, song rất cần được chăm sóc chu đáo để không xảy ra biến chứng. Bệnh thủy đậu hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng cách tiêm vác xin cho trẻ. Hãy bổ sung cho mình những kiến thức cần thiết về các loại bệnh để bảo vệ sức khỏe chính mình và người thân nhé!

0 nhận xét:

Bệnh thủy đậu ở trẻ em nên kiêng gì?

Bệnh thủy đậu ở trẻ em được biết đến là một căn bệnh thường gặp có khả năng lây lan cao, là một bệnh không nguy hiểm nhưng nếu không điều trị và kiêng khem đầy đủ thì có thể gây ra các biến chứng khác.

Bệnh thủy đậu kiêng những gì?


Trong quá trình điều trị bệnh thủy đậu nếu không kiêng khem đầy đủ sẽ khiến bệnh tình trở nên trầm trọng hơn, thậm chí có thể gây tổn thương thần kinh ung ương, ung thư da, nguy hiểm nhất là gây tử vong. Vậy bệnh thủy đậu kiêng những gì?

1. Kiêng chỗ đông người

Bệnh thủy đậu là một trong các bệnh lý lây qua đường không khí từ người này sang người khác. Ngay từ khi da xuất hiện các vết đỏ hồng, virus đã có khả năng lây sang những người xung quanh. Vì vậy, trong thời mang mắc bệnh thủy đậu (khoảng từ 1-2 tuần), người bệnh tốt nhất nên tránh xa những chỗ đông người.

2. Kiêng gãi, làm vỡ nốt thủy đậu

Triệu chứng bệnh thủy đậu là xuất hiện nhiều nốt đậu, để bệnh thủy đậu nhanh chóng được cải thiện, người bệnh tuyệt đối không được gãi hay làm vỡ các nốt thủy đậu. Để hạn chế khả năng này có thể xảy ra khi không kiềm chế được, bạn nên cắt hết móng tay, giữ cho da luôn khô và sạch đồng thời cũng nên mặc các loại quần áo mềm mại để tránh cọ sát vào da. Những nốt thủy đậu khi bị vỡ không chỉ để lại sẹo xấu mà còn làm lan nhanh mụn sang những vùng da khác.

3. Dùng riêng đồ dùng cá nhân


Nhiều người khi mắc bệnh thường băn khoăn không biết bệnh thủy đậu kiêng những gì. Theo các chuyên gia cho biết do bệnh dễ lây truyền nên trong quá trình mắc bệnh, bạn nên sử dụng đồ dùng cá nhân riêng, đặc biệt là khăn mặt, bát đũa, nước uống,…

4. Giữ vệ sinh thân thể

Theo các chuyên gia phụ khoa, những người bị thủy đậu nên kiêng nước và gió để tránh làm cho các chất bẩn trên da đi qua các vết loét và thấm sâu gây nhiễm trùng da. Vì vậy, khi bị bệnh, bạn chỉ nên sử dụng nước ấm và khăn mềm để lau người cho sạch. Và cần lưu ý khi lau rửa phải nhẹ nhàng, tránh tác động mạnh đến các nốt thủy đậu gây vỡ và nhiễm trùng. Sau khi lau, bạn nên sử dụng khăn mềm để thấm khô người.

5. Kiêng ăn thực phẩm tanh

Trong chế độ ăn uống thì bệnh thủy đậu kiêng những gì? Khi bị thủy đậu, người bệnh tuyể đối không nên ăn các loại thực phẩm tanh như hải sản, thịt gà, thịt vịt và thịt bò. Thay vào đó nên ăn các loại thức ăn lỏng nhưng vẫn phải đảm bảo đủ calo và chất dinh dưỡng cho cơ thể khỏe mạnh và tăng sức đề kháng.

Cách chữa bệnh thủy đậu nhanh nhất bằng bài thuốc đông y:

Thể nhẹ:

Những nốt thủy đậu mọc rải rác, xung quanh màu hồng nhạt, trẻ sốt nhẹ, ho ít, nước mũi loãng trong, trẻ vẫn ăn uống, tinh thần bình thường. Phép chữa là sơ phong thanh nhiệt. Dùng một trong các bài:

Bài 2: (dùng khi thủy đậu mọc để trừ thấp giải độc): cam thảo dây 12g, lá tre 10g, sinh địa 12g, vỏ đậu xanh 12g, hoàng đằng 8g, rễ cây sậy 8g, ngân hoa 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 1: lá dâu 12g, cam thảo đất 8g, rễ cây sậy 10g, lá tre 16g, hoa cúc 8g, bạc hà 6g, ngân hoa 10g, kinh giới 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Thể nặng:

Bệnh thủy đậu với các nốt đậu mọc dày, sắc tím tối, màu nước đục, xung quanh nốt thủy đậu màu đỏ sẫm, trẻ sốt cao, khát nước, bứt rứt, mặt đỏ, môi hồng, niêm mạc miệng có những nốt phỏng, rêu lưỡi vàng, chất lưỡi đỏ. Phép chữa là thanh nhiệt giải độc ở khí phận, lương huyết ở danh phận. Dùng bài: kim ngân 12g, liên kiều 8g, sinh địa 12g, xích thược 8g, bồ công anh 16g, chi tử (sao) 8g. Sắc uống ngày 1 thang. Nếu họng đau gia xạ can 4g, sơn đậu căn 8g. Nếu phiền táo gia hoàng liên 8g; táo bón gia đại hoàng 4g; khát nước, miệng khô gia thiên hoa phấn, sa sâm, mạch môn mỗi vị 8 – 12g.

0 nhận xét:

Nguyên nhân bệnh tiểu đường tuyp 1 và tuyp 2

Bệnh tiểu đường là một trong số những bệnh thường gặp cần phải đề phòng và trị liệu kịp thời nếu không sẽ dễ gây ra các biến chứng về tổn thương thần kinh, hại thận, mắt kém, bệnh về tim mạch...Dưới đây là nguyên nhân bệnh tiểu đường bạn cần biết để có biện pháp điều trị.

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuyp 1:


Như chúng ta đã biết hệ thống miễn dịch có cơ chế bảo vệ cơ thể bằng cách xác định và tiêu diệt vi khuẩn, virus. Nhưng trong các bệnh tự miễn dịch, hệ thống miễn dịch lại tấn công các tế bào trong cơ thể, và trong bệnh tiểu đường tuyp 1 thì hệ thống này đã tấn công các tế bào beta trong tuyến tụy làm cản trở hoặc ngừng sản xuất insulin của tuyến tụy.

Bệnh tiểu đường tuyp 1 là do sự thiếu insulin trầm trọng của cơ thể, khi bị thiếu insulin thì lượng đường trong máu không được chuyển hóa đến tề bào trong cơ thể nên không thể sinh ra năng lượng. Lúc này đường theo máu và được đào thải qua nước tiểu. Vậy tại sao tuyến tụy lại không thể sản xuất insulin một cách bình thường?  Các yếu tố chính của bệnh tiểu đường tuyp 1:

- Tiểu đường loại 1 do di truyền: Yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng trong việc xác định ai là người có khả năng phát triển bệnh tiểu đường tuyp 1. Gen được truyền từ bố mẹ cho con. Gen giúp thực hiện tạo ra các Protein cần thiết cho hoạt động của các tế bào. Tuy nhiên một số biến thể gen hoặc một vài nhóm gen tương tác với nhau tạo nên nguyên nhân chính của bệnh tiểu đường.


- Yếu tố môi trường, thực phẩm, vi khuẩn, virus và các độc tố: Chính các yếu tố này gây ra sự phá hủy tế bào beta của tuyến tụy gây nên bệnh lý

- Tiểu đường loại 1 do hệ thống miễn dịch: Các tế bào bạch cầu trong hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công tế bào beta. Chính lý do này làm cho tuyến tụy suy giảm hoặc mất hẳn chức năng sản xuất insulin.

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuyp 2:

Bệnh tiểu đường tuyp 2 được phát hiện khi cơ thể không còn sản xuất đủ insulin hoặc sự suy giảm về khả năng sử dụng insulin. Về cơ bản có 2 nguyên nhân chính gây nên bệnh tiểu đường loại 2:

- Do béo phì và lười vận động: Do dư thừa Calo, mất đi sự cân đối calo với hoạt động của cơ thể gây tình trạng kháng insulin. Khi nạp quá nhiều dinh dưỡng vào cơ thể mà không có chế độ vận động hợp lý sẽ tác động tới tuyến tụy và gây áp lực ép tuyến tụy phải sản xuất insulin, trong thời gian dài tuyến tụy sẽ suy yếu và mất dần đi khả năng sản xuất insulin gây nên bệnh tiểu đường.

- Yếu tố di truyền: Gen đóng vai trò quan trọng đối với bệnh tiểu đường loại 2. Gen hoặc những nhóm gen biến thể có thể tác động làm suy giảm khả năng sản xuất insulin của tuyến tụy.


- Khát nước quá mức bình thường, khô miệng ngay cả sau khi uống nước.


- Thường xuyên đi tiểu và thường đi ngay sau khi uống nước khoảng 15-20 phút. Tuy nhiên cũng không nên vội kết luận rằng một người bị bệnh tiểu đường dựa trên triệu chứng ít này vì cũng có những nguyên nhân khác cũng gây ra đi tiểu nhiều như ăn quá nhiều đồ hải sản…

- Giảm cân hoặc tăng cân bất thường và kèm theo mệt mỏi. Điều này có thể là do các vấn đề khác như tăng hoặc giảm hoạt động của tuyến giáp, vì vậy điều quan trọng là phải thực hiện kiểm tra y tế và xét nghiệm máu để xác định nguyên nhân.

- Hay cảm thấy đói. khi lượng đường trong máu giảm xuống, cơ thể người bệnh “hiểu lầm” là bị đói và cần thêm đường để tế bào hoạt động.

- Mờ mắt. Đây là một vấn đề cần được quan tâm cẩn thận do nhiều người được chẩn đoán mắc căn bệnh thường gặp này ngay sau khi họ gặp vấn đề với tầm nhìn. Tiểu đường có thể gây ra mù tạm thời, đôi khi là mù vĩnh viễn.

- Buồn nôn, khi đó có thể người bệnh có những biểu hiện nôn đi kèm hoặc không nôn.

Tiểu đường là một căn bệnh thường gặp có mức độ nghiêm trọng cao, thường được coi như một căn bệnh mãn tính nếu không được điều trị kịp thời. Ngoài tiểu đường thì chúng ta cũng không thể coi nhẹ các bệnh khác như bệnh sởi, bệnh thủy đậu, bệnh trĩ, cao huyết áp….Hãy bổ sung cho mình những kiến thức cần thiết về các loại bệnh để bảo vệ chính mình và người thân luôn khỏe mạnh!

Xem thêm:

0 nhận xét: