Giảm Cân Nhanh: 2014

giamcan24h

Người mắc bệnh gan và chế độ dinh dưỡng cần thiết

Bạn cần biết nên ăn gì và kiêng gì để có được một chế độ ăn uống kiêng khem cho người bệnh gan tốt nhất. Xây dựng cho mình được một chế độ ăn hợp lý sẽ giúp những người bệnh gan nương nhẹ chức năng gan, đồng thời tạo điều kiện để tái tạo tổ chức gan và ngăn ngừa sự hủy hoại thêm của tế bào gan. 

Khi mắc bệnh gan, chế độ ăn uống không phù hợp sẽ làm bệnh lý càng nặng thêm. Chế độ ăn uống lúc này có vai trò rất lớn trong việc điều trị. Ăn uống phải có sự cân đối giữa các thành phần như đường, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất. Ngoài ra, việc nghỉ ngơi, điều tiết công việc, luyện tập thể dục thể thao phù hợp với sức khỏe cũng hết sức cần thiết nhằm giúp bệnh mau hồi phục.

Nguyên nhân hay gặp nhất là do virus, ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như do rượu, do một số thuốc hoặc hóa chất. Viêm gan thường có rối loạn tiêu hóa, sốt, nôn mửa, mệt mỏi, chán ăn, ỉa phân lỏng có kèm theo vàng da đi tiểu sẫm màu hoặc không. Sự tiến triển của viêm gan rất thay đổi, có khi khỏi hẳn rất nhanh nhưng cũng có khi tiến triển dẫn tới xơ gan hoặc trở thành mạn tính (viêm gan kéo dài từ trên 6 tháng đến nhiều năm được coi là viêm gan mạn tính).

1. Chế độ ăn uống kiêng khem đối với người bệnh bị viêm gan cấp tính

Khi bị viêm gan cấp thì hàng loạt rối loạn về chuyển hóa sẽ xảy ra do tế bào gan bị hoại tử. Trong giai đoạn điều trị viêm gan cấp chế độ ăn uống và nghỉ ngơi đóng một vai trò rất quan trọng. Vì người bị viêm gan cấp tính thường có các biểu hiện mệt mỏi, đau nhức cơ khớp, có các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như ậm ạch, đầy hơi, khó chịu, chậm tiêu, buồn nôn và nôn... 

che-do-an-uong-kieng-khem-cho-nguoi-benh-gan

Người bị bệnh gan cấp tính nên ăn nhệ và chia làm nhiều bữa ăn

- Sau những ngày đầu, người bị bệnh gan có khi phải nuôi bằng tĩnh mạch rồi nuôi bằng ống rất khó khăn. Một khi bắt đầu ăn được, người ta hay cho ăn theo chế độ ăn lỏng, rồi ăn đặc dần, cho đến khi trở lại bình thường.

- Giai đoạn này bệnh nhân nên ăn nhẹ, uống nhẹ, nên ăn làm nhiều bữa và sử dụng các loại thức ăn dễ tiêu. Cần lưu ý, các biểu hiện trên thường dễ chịu hơn vào buổi sáng, vì vậy bệnh nhân nên ăn nhiều hơn. Tránh ăn các thức ăn nhiều gia vị, dầu, mỡ. Cần ăn nhiều các loại protein được nấu nhừ, bên cạnh đó cũng cần ăn các chất có xơ như cam, cà rốt, chuối, gạo lứt, đậu đỏ, các loại rau xanh...

- Trong giai đoạn này bệnh nhân cũng nên uống nhiều nước, đặc biệt nước cam, nước chanh vừa tăng lượng sinh tố, vừa tăng lượng nước của cơ thể. Tuyệt đối không được sử dụng rượu bia trong giai đoạn này dưới mọi hình thức vì chúng là các chất rất có hại cho tế bào gan. Bạn cũng cần biết viêm gan B lây qua đường nào để có phương án phòng tốt nhất.

- Các loại thức ăn dành cho người bệnh trong giai đoạn này là những loại dễ tiêu hóa, dễ hấp thu như: ngũ cốc, đường, mật ong và hoa quả ngọt. Đối với chất đạm, nên chọn loại có giá trị dinh dưỡng cao nhưng ít chất béo như lòng trắng trứng, cá nạc, sữa không béo, đậu hũ…với số lượng khoảng 50 - 70g mỗi ngày.

- Nếu có biểu hiện suy gan thì càng phải giảm lượng đạm xuống dưới 40g mỗi ngày, kiêng đạm động vật, bắt buộc phải lựa chọn các chất đạm thực vật. Vì đạm động vật có nhiều acid amin mà gan chuyển hoá thành ammoniac và urê không còn được gan đào thải mà sẽ tích tụ trong máu dễ dẫn đến hôn mê gan. Đạm động vật cũng chứa nhiều hemoglobin là những chất có cấu trúc vòng, bắt gan phải làm việc nhiều.

- Nếu bị sút cân nhiều và có cả những triệu chứng suy dinh dưỡng khác (như phù chân, lở mép, sưng nướu...) cần tăng số calo có khi tới 3.000 và lượng protein dưới dạng thức ăn động vật lên tới 100g hoặc hơn nữa. Cho ăn bột đường để tăng lượng calo.

- Nếu có vàng da tắc mật thì không nên cho ăn dầu mỡ vì bệnh nhân không hấp thu được và sẽ ra phân (phân mỡ). Lúc này chế độ ăn của bệnh nhân cần giảm cung cấp chất béo, chỉ sử dụng khoảng 15g mỗi ngày, tuyệt đối không ăn các loại thức ăn có nhiều cholesterol như óc, tim, gan, lòng heo, lòng đỏ trứng...

che-do-an-uong-kieng-khem-cho-nguoi-benh-gan

Bệnh nhân cũng cần ăn nhiều rau quả tươi giàu vitamin

- Bệnh nhân viêm gan cấp cần phải ăn nhiều rau quả tươi để cung cấp chất khoáng và các vitamin cần thiết giúp cho gan hoạt động tốt hơn

- Bên cạnh đó trong giai đoạn viêm cấp cần có chế độ nghỉ ngơi thường xuyên, không làm việc quá sức, tránh các căng thẳng tâm lý

- Bệnh nhân nên ăn nhẹ và nhiều hơn về buổi sáng vì một số nghiên cứu cho thấy buổi sáng cơ thể và khả năng hấp thu của gan tốt hơn so với chiều, do tình trạng nhiễm độc vì vậy buổi chiều nên ăn ít hơn để tránh bị đầy bụng.

2. Chế độ ăn uống kiêng khem đối với người viêm gan mạn tính

- Ở những bệnh nhân viêm gan mạn tính, về lâu dài hệ thống tiêu hóa sẽ yếu dần dễ dẫn đến thiếu dinh dưỡng. Vì vậy những người bị viêm gan mạn tính được khuyên nên tiếp tục ăn uống một cách bình thường, tránh ăn kiêng quá mức cần thiết. Đồng thời để tạo ra sự ngon miệng nên thay đổi nhiều loại thức ăn khác nhau

- Đảm bảo đủ đạm (protein): 20% tổng năng lượng, khoảng 75-80g/ngày.

+ Gan có chức năng tăng lượng prrotid của huyết tương và là nơi tập trung protid trước khi nó được phân bổ đi khắp cơ thể. Khi gan bị bệnh mạn tính, nhất là xơ gan, hiện tượng giảm protid máu thường xảy ra. Do vậy, việc giảm protid ở chế độ ăn sẽ gây bất lợi.

+ Nên dùng các loại đạm có giá trị sinh học cao, ít béo như: Thịt lợn nạc, gà nạc, cá nạc, mực, thịt bò, trứng, sữa bột tách bơ, rau xanh, các loại đỗ và chế phẩm từ đậu.

+ Protid được cung cấp nhiều sẽ giúp cơ thể nhanh phục hồi và có tác dụng chống đỡ lại bệnh tật, làm cho tế bào gan tăng trưởng và phục hồi.

+ Trong đó 50% lượng protein trong ngày do ngũ cốc và rau quả cung cấp nên chỉ còn 50% là lấy từ thực phẩm như tôm, cá, thịt, trứng, sữa hoặc đạm thực vật như: đậu xanh, đậu nành, đậu phụ... có nghĩa một ngày chỉ cần 200g cá hoặc 100g thịt nạc, trứng và cốc sữa là đủ.

+ Thịt cung cấp các chất như protid, lipid và các chất khoáng như sắt, kẽm, magie… nên dùng thịt tươi, không nên dùng thịt hộp, thịt nguội. Mỗi ngày có thể cung cấp 75g thịt cá.

+ Đối với trứng: lòng trắng trứng chứa nhiều methionin, eytein, eystin là các acid amin bảo vệ gan. Lòng đỏ trứng chứa nhiều chất béo nhưng chất béo này là phosphatidylcholin (lecithin) tốt cho gan. Trứng có chứa lượng sinh tố nhóm B, nếu 1 ngày ăn 1 lòng đỏ trứng gà đáp ứng 1/3 nhu cầu vitamin của cơ thể. Như vậy trừ những người bị dị ứng với trứng, người bệnh viêm gan có thể cách ngày ăn một quả trứng luộc.

+ Protein từ cá và sữa bò rất tốt cho người yếu gan vì dễ tiêu hóa. Trong sữa bò tươi hoặc sữa bột pha tương ứng có khoảng 3,7% chất đạm và 3,5% chất béo. Chất béo trong sữa bò thuộc loại khó tiêu hóa nên người ta thường khuyên người yếu gan không nên uống nhiều sữa chứ không phải là kiêng sữa (mỗi ngày nên uống 1 cốc). Methionin (acid amin có nhiều trong đạm của sữa) giúp tổng hợp cholin, một chất chống lại sự xâm nhập mỡ vào tế bào gan bằng cách chuyển lipid từ gan đến tổ chức mỡ dưới da. Do đó, chế độ ăn có nhiều sữa giúp bảo vệ gan rất tốt.

- Năng lượng: 1600-1700Kcal/ngày (30-35Kcal/kg/ngày). Thực phẩm sử dụng cần hết sức đa dạng trong các nhóm như rau, củ, quả, ngũ cốc, sữa và chế phẩm từ sữa, thịt cá hay trứng. Thức ăn cần cung cấp đủ năng lượng, cho bệnh nhân, phù hợp với trọng lượng chiều cao và hoạt động của cơ thể. Cần cung cấp đủ lượng protein cần thiết để tấn công bệnh tật, tái tạo gan và không thất thoát các chất cơ. Các thức ăn cần có nhiều vitamin A (như gan gà, gan lợn...) và vitamin C (cam, quýt, rau sống...)

- Tăng cường các loại rau xanh và quả chín như rau ngót, rau muống, rau cải, rau giền, cà rốt, cà chua, bí đỏ, giá đỗ, các loại quả như cam, quýt, xoài, đu đủ chín…. để cung cấp vitamin và muối khoáng.

- Gluco chiếm 70% tổng năng lượng, khoảng 300-320g/ngày.

+ Tăng cường chất bột, đường dễ hấp thu như Gạo, đường glucoza, mật ong, các loại quả ngọt

+ Chức chuyển hóa và dự trữ glucogen trong gan rất quan trọng vì nó làm cho gan phát huy được vai trò giải độc. Khi gan bị tổn thương, dự trữ glucogen giảm nên bệnh nhân phải tăng glucid trong chế độ ăn để tăng dự trữ glucogen, giảm sự xâm nhập mỡ vào gan.

+ Một nghiên cứu cho thấy: ăn nhiều chất béo cùng với giảm protein và bột đường làm bệnh nhân dễ mắc béo phì rùi dẫn đến các bệnh tim, mạch, huyết áp, tiểu đường, nhiễm mỡ gan làm cho gan đã bị viêm có nguy cơ trở thành xơ gan.

+ Tránh các loại bánh kẹo ngọt nhiều bơ sữa béo, mứt, nước ngọt đóng hộp.

- Giảm chất béo: 10% năng lượng, khoảng 15g/ngày.

+ Người bệnh gan cần giảm các chất béo, kiêng ăn các món rán, bơ mỡ động vật, thực phẩm nhiều cholesterol như trứng, nội tạng động vật

+ Nên dùng dầu thực vật, dầu đậu nành, dầu mè

+ Chế biến thực phẩm theo lối kho, nấu, luộc, hấp

+ Tuy nhiên chất lecithin có nhiều trong lòng đỏ trứng gà và đậu mè, các loại cá chứa nhiều acid béo, omega 3 rất cần cho người bị bệnh viêm gan mạn tính kể cả viêm gan siêu vi A, B, C vì làm chậm quá trình ung thư hóa gan. Điều cốt yếu là không dùng dư thừa.

- Giảm muối, mỳ chính 4g/ngày.

- Khi viêm gan mạn tính có vàng da, khả năng bài tiết mật có thể giảm vì thế sự hấp thu các chất béo trở nên khó khăn hơn, các loại sinh tố hòa tan trong mỡ như Vitamin A, D, E sẽ không hấp thụ đủ vì vậy nên bổ sung thêm các loại sinh tố trên mỗi ngày.

+ Các thức ăn cần có nhiều vitamin A : sữa bò, lòng đỏ trứng, gan động vật, cà rốt, hẹ, rau muống, rau chân vịt, tỏi tây, bắp cải...

+ Mỗi ngày, bệnh nhân nên dùng khoảng 500ml sữa để có đủ vitamin D, có thể sử dụng chế phẩm của sữa như sữa chua, phô mai.

+ vitamin C (cam, quýt, rau sống…)

- Trường hợp viêm xơ gan do rượu: Các chất sinh tố (nhóm B), axit folic cũng được khuyến khích sử dụng

+Thực phẩm hàm chứa phong phú vitamin B1 như: mạch nha, giá, đậu, lạc, rau xanh, hoa quả….

+Hàm chứa vitamin B6 có gan động vật, cật, thịt nạc ...

+Thực phẩm hàm chứa vitamin B2 có hạt kê,đậu nành, trứng, sữa.

- Nước: 1,5-2lít/ngày. Nên uống nước nhân trần, actiso, nước quả và đường glucoya.

- Cần ăn thành nhiều bữa, tránh ăn quá no một lúc, không nên ăn những thức ăn khó tiêu có nhiều gia vị, dầu mỡ như tiêu, ớt, đồ ăn chiên rán; vì sẽ làm cho đầy bụng vì khó tiêu, nên ăn các loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao mà dễ tiêu hóa như đậu nành, đậu hũ...

- Bỏ hẳn rượu bia, cafe, thuốc lá. Nhiều nghiên cứu cho thấy ở những người nghiện rượu bia lâu ngày dễ dẫn tới viêm gan, xơ gan, đặc biệt dễ nhiễm siêu vi C và làm các bệnh gan trở nên trầm trọng hơn, do vậy tuổi thọ sẽ giảm so với những người bị viêm gan mà không uống rượu.

- Thêm nữa, phải giữ gìn vệ sinh thực phẩm, tránh ăn thực phẩm ôi thiu, nhiễm hóa chất, để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm. Vì gan là cơ quan có chức năng chính là xử lý và đào thải chất độc cho cơ thể, nên khi bị ngộ độc thực phẩm, gan sẽ phải làm việc nhiều hơn, có thể đẩy nhanh thêm quá trình tổn thương ở gan.

- Uống thêm một số thuốc bổ bổ sung khoáng chất nhưng không nên uống hay ăn những thực phẩm chứa nhiều chất sắt vì gan là cơ quan có chứa rất nhiều chất sắt. Gan của người bệnh viêm gan có khuynh hướng giữ chất sắt nhiều hơn mức bình thường vì vậy đưa vào cơ thể thêm nhiều chất sắt dễ làm tăng nguy cơ tổn thương các cơ quan khác như tim, tụy.

- Hạn chế dùng thuốc một cách tối đa vì có nhiều loại thuốc gây độc cho gan (paracetamol), nếu buộc phải dùng thuốc nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc bừa bãi.

- Nên đi ngủ lúc 21h30, không quá 23h mới ngủ.

3. Một vài trường hợp đặc biệt

Với người thừa cân và gan nhiễm mỡ: Một số bệnh nhân thừa cân và bị gan nhiễm mỡ cần phải giảm ăn để giảm bớt sự thoái hóa mỡ gan. Đặc biệt chứng thoái hóa mỡ gan hay xảy ra ở bệnh nhân viêm gan virut nói chung và viêm gan siêu vi C nói riêng. Nhiễm mỡ gan đi đôi với béo phì dễ dẫn đến xơ hóa và một số bệnh lý khác. Bệnh nhân cần giảm cân từ từ bằng cách áp dụng chế độ ăn hợp lý và hoạt động cơ thể. Không nên giảm cân nhanh vì nó sẽ làm tổn thương gan, tăng áp lực tĩnh mạch cửa và gia tăng sự xơ hóa.

Với người bị xơ gan: Bạn thắc mắc là bệnh viêm gan B có chữa được không thì bạn cũng nên biết rằng xơ gan là giai đoạn cuối của bệnh viêm gan. Bệnh nhân xơ gan còn tùy thuộc vào đang ở giai đoạn xơ gan còn bù hay xơ gan mất bù để từ đó đưa ra chế độ ăn uống kiêng khem tốt nhất.

- Đối với bệnh nhân xơ gan còn bù: chế độ ăn không có gì khác biệt với viêm gan mạn.

- Đối với bệnh nhân xơ gan mất bù (phù, cổ trướng): chế độ ăn vô cùng quan trọng.

+ Ăn lỏng, mềm, không nên ăn nhiều chất xơ có thể gây vỡ tĩnh mạch thực quản

+ Ăn thức ăn nhiều chất đạm, nhất là đạm dễ tiêu: Cá, tôm,...

+ Bệnh nhân cần phải ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa ăn một ít giúp cho gan sử dụng tốt hơn nitrogen và làm giảm sự ôxy hóa các chất béo, ngăn ngừa sự thiếu hụt glycogen dự trữ.

+ Thức ăn có nhiều vitamin nhóm B, K.

+ Ăn nhạt để tránh ứ nước trong cơ thể, cần giảm lượng muối và nên dùng các chất có tác dụng lợi tiểu.

+ uống đủ nước mỗi ngày, không uống quá nhiều.

+ Theo dõi lượng nước tiểu: Chú ý cân bằng lượng nước vào và đào thải.

+ Bỏ các thức uống có tính kích thích, gây độc cho gan: rượu, bia, cà phê, chè đặc.

+ Nên dùng các thức uống, đồ ăn có tính lợi mật, nhuận gan như: chè nhân trần, artiso, hạt dành dành, nghệ, lá gai, lá chanh...

Và cuối cùng, một điều hết sức quan trọng là không nên tự ý sử dụng các loại thuốc trong điều trị nhất là các thuốc ảnh hưởng đến chức năng gan như thuốc hạ sốt giảm đau, vitamin A liều cao..., việc dùng thuốc nam cũng cần được cân nhắc vì hầu hết thuốc nam có thể biết được tác dụng chính nhưng tác dụng không mong muốn thì chúng ta chưa biết hết nên nhiều khi mang đến sự phiền toái cho người bị viêm gan.

Tóm lại, gan như một nhà máy sinh học, mọi loại thức ăn, nước uống dưới hình thức nào cũng phải qua gan. Khi bị viêm gan siêu vi B hay nói chung là gan bị tổn thương thì mọi hoạt động trở nên rối loạn. Chính vì vậy, khi gan bị bệnh cần ăn uống những gì có lợi cho gan là điều quan trọng nhất.

1 nhận xét:

Bài thuốc điều trị dứt điểm bệnh quai bị hiệu quả

Bệnh quai bị là một bệnh thường gặp có khả năng truyền nhiễm cấp tính, do một loại siêu vi thuộc họ Paramyxoviridae gây ra. Biểu hiện bệnh quai bị có thể là sốt và s­ưng, đau một hoặc nhiều tuyến nư­ớc bọt. Th­ường gặp ở tuyến n­ước bọt mang tai, đôi khi có thể viêm ở tuyến nư­ớc bọt d­ưới lư­ỡi hoặc tuyến d­ưới hàm trên. 

Bệnh quai bị thường xuất hiện nhiều vào mùa xuân- hè, tuy nhiên bệnh có thể xảy ra quanh năm kể cả vào mùa thu- đông. Quai bị thường phát triển thành dịch ở những tập thể đông đúc như nhà trẻ, trường học.

Khoảng 1/3 các trường hợp nhiễm bệnh không gây nên các triệu chứng sưng tuyến nước bọt rõ ràng trên lâm sàng. Trên 50% bệnh nhân mắc bệnh quai bị có hiện tượng tăng bạch cầu trong dịch não tủy. Một số bệnh nhân có biểu hiện viêm màng não rõ với các triệu chứng nhức đầu, nôn mửa, cứng cổ...

Nguyên nhân gây bệnh quai bị

Quai bị gây nên do một loại virus ARN thuộc Rubulavirus trong họ Paramyxoviridae. Các nguyên nhân khác gây viêm tuyếm mang tai gồm virus vùi hạt cự bào (cytomegalovirus-CMV), virus á cúm type 1 và 3, virus cúm A (influenza A virus), coxsackievirus, virus ruột (enterovirus), virus gây suy giảm miễn dịch ở người (Human Immunodeficiency Virus-HIV), tụ cầu khuẩn, và các Mycobacterium không gây lao khác. 


Bệnh quai bị là gì, là bệnh gây nên do một loại virus ARN thuộc Rubulavirus trong họ Paramyxoviridae. 

Các nguyên nhân gây viêm tuyến mang tai hiếm gặp khác có thể do ăn nhiều tinh bột, phản ứng thuốc (phenylbutazone, thiouracil, các thuốc chứa iốt) và các rối loạn chuyển hóa (như bệnh đái tháo đường, xơ gan và suy dinh dưỡng) có thể bị 2 lần.

Quai bị có thể gây biến chứng nguy hiểm

Các biến chứng khác hiếm gặp hơn gồm viêm khớp, viêm tuyến giáp, viêm khớp xương hàm, viêm cầu thận, (glomerulonephritis), viêm cơ tim, xơ hóa nội tâm mạc, giảm tiểu cầu, thất điều tiểu não, viêm tủy cắt ngang, viêm đa dây thần kinh lan lên, viêm tụy cấp, viêm buồng trứng (oophoritis), và giảm thính lực.

Bài thuốc điều trị dứt điểm bệnh quai bị hiệu quả mà bạn có thể tham khảo

Bài 1. Huyền sâm 15 g, hạ khô thảo 6 g, bản lam căn 12 g, sắc uống.

Bài 2. Vỏ cây gạo 40 g, cạo bỏ vỏ giấy bên ngoài, thái lát, sao vàng, sắc uống.

Bài 3. Củ sắn dây 16 g, bạc hà 6 g, cúc tần sao 10 g, thăng ma 10 g, thạch cao sống 10 g, cam thảo 6 g, hoa cúc 15 g, hoàng cầm (nam) sắc uống.

Bài 4. Khi bị biến chứng viêm tinh hoàn: Lệ chi 20 g, thương nhĩ, ngân hoa, hoàng bá, hạ khô thảo, thổ linh, sài đất, đinh lăng, cối xay mỗi thứ 16 g, cam thảo 10 g sắc uống ngày 1 thang. Cho bệnh nhân nằm nghỉ, tránh vận động.

Bài 5. Hạ khô thảo 20 g, cây mũi mác 30 g, kim ngân 20 g sắc uống trong ngày.

Bài 6. Quả ké 12 g, sài đất 12 g, bồ công anh 12 g, sắc với 3 bát nước lấy nửa bát, uống mỗi ngày 2 lần.

Bài 7. Trường hợp sốt cao, mệt mỏi, chán ăn: Thổ linh 20 g, sài đất, ngân hoa, thương nhĩ, đinh lăng, hương nhu mỗi thứ 16 g, mã đề 12 g sắc uống ngày 1 thang.

Bài thuốc dùng để bôi, đắp hoặc dán ngoài cũng hiệu quả không kém

Bài 1. Hạt gấc (đốt thành than) 3-4 hạt, cói hoặc chiếu rách 1 nhúm (chừng 5 g), đốt thành than. Hai vị trộn đều, hòa với dầu vừng, bôi vào chỗ sưng.

Bài 2. Nhân hạt gấc (giã nát, đốt thành than) 4-5 hạt, giấm thanh 5 ml, tinh cối đá (đã vô trùng) 6-10 g, tất cả trộn đều, bôi vào chỗ sưng mỗi ngày 4-5 lần.

Bài 3. Cóc 1 con, rửa sạch, chặt bỏ đầu từ phía dưới 2 u to, lột lấy da, dùng kéo cắt thành những miếng như cao dán rồi dán lên nơi sưng, sau chừng 8 giờ thì thay miếng khác. Thường sau 3 ngày thì khỏi.

Bài 4. Nhân hạt gấc 2-3 hạt, giấm thanh hoặc rượu trắng 10 ml, đem hạt gấc mài vào giấm hay rượu rồi bôi nhiều lần vào chỗ sưng.

Bài 5. Bột tiêu 1 g, bột mì 8 g, trộn 2 thứ với nước ấm thành dạng hồ rồi đắp lên nơi sưng, mỗi ngày thay thuốc một lần.

Bài 6. Hạt cam thảo dây lượng vừa đủ, tán thành bột, trộn với lòng trắng trứng gà rồi bôi lên chỗ sưng viêm, mỗi ngày thay thuốc một lần. Một công trình nghiên cứu trên 485 ca quai bị cho thấy, có 402 ca đạt hiệu quả ngay từ lần đầu.

Bài 7. Xích tiểu đậu 30 g, đại hoàng 15 g, thanh đại 30 g, tất cả tán bột, mỗi lần dùng 5 g trộn đều với lòng trắng trứng gà bôi lên nơi sưng nhiều lần trong ngày.

Bài 8. Giấm chua để lâu ngày, tỏi lượng vừa đủ. Giã nát tỏi, trộn với giấm, bôi lên chỗ tổn thương, mỗi ngày 2-3 lần.

Bài 9: lá hẹ 600g, giã nát, bỏ vào thêm 3g muối ăn, trộn đều chia làm 3 phần đắp vào chỗ đau, khô thay miếng khác. Ngày 3 - 5 lần.

Bài 10. Lá na, lá gấc, lá cà độc dược, 3 thứ rửa sạch, giã nhỏ, đắp vào nơi sưng.

Bài 11. Giun đất 2-3 con cho vào cốc, thêm một ít đường rồi đảo đều, sau nửa giờ dùng bông sạch thấm chất dịch do giun tiết ra rồi bôi lên nơi sưng, mỗi ngày 2-3 lần.

Bài 12: Bồ công anh tươi 60 -120g, đem rửa sạch cả lá và rễ, thêm vào một lòng trắng trứng gà (thêm ít dấm cũng được), trộn đều, đem đắp chỗ đau, sau khi khô bỏ đi thay miếng khác.

Bài 13: Lấy một nắm hoa cúc tươi (hoặc lá hoa cúc dại) rửa sạch giã nát như bùn, thêm ít dấm, đắp chỗ đau, khô bỏ đi, thay miếng khác. Bên cạnh dùng thuốc thì bạn nên tìm hiểu rõ bệnh quai bị kiêng gì để có được cách chăm sóc người bệnh tốt nhất.

Bài 14: Lấy 50 gam xương rồng bà, giã nát, đắp vào chỗ đau, ngày 2 - 3 lần.


Bài 15: Lấy 1 - 2 miếng củ cải muối để lâu, đem đắp vào chỗ đau, ngày 2 - 3 lần.

Bài 16: lấy 50 - 100g rau sam giã nát, đắp vào chỗ sưng, ngày 2 - 3 lần.

Các bài thuốc bôi trên làm hằng ngày đến khi hết sưng thì thôi.  

Món ăn trị bệnh quai bị

1. Đậu xanh 200 g, đậu tương 50 g, đường trắng 30 g. Ninh nhừ 2 loại đậu rồi cho đường quấy đều, chia 2-3 lần ăn trong ngày.

2. Hoa kinh giới 10 g, bạc hà 10 g, sắc lấy nước rồi nấu với 50 g gạo tẻ thành cháo ăn trong ngày.

3. Đậu xanh 30 g, cải trắng 3 cây. Đậu xanh ninh cả vỏ cho nhừ rồi cho rau cải vào nấu chín, chia làm 2 lần ăn trong ngày, liên tục trong 3-5 ngày.

4. Mướp đắng 100 g bỏ ruột, thái miếng, chế thành các món ăn để dùng trong vài ngày.

Chú ý: Để tăng hiệu quả điều trị, nên dùng kết hợp một bài thuốc uống, một bài thuốc bôi đắp và một món ăn bài thuốc.

Bệnh quai bị chỉ có thể phòng ngừa bằng việc tiêm vắc xin Quai bị. Có thể tiêm cho trẻ em trên 1 tuổi, đặc biệt là thanh thiếu niên trước tuổi dậy thì. Tiêm vắc xin này an toàn không gây sốt khả năng bảo vệ cao.

0 nhận xét:

Cách chữa trị bệnh vảy nến thể móng hiệu quả

Chào bác sĩ, tôi có người thân mắc bệnh khi thăm khám bác sĩ được chuẩn đoán là bệnh vẩy nến móng tay, đã uống và bôi nhiều thuốc bôi nhưng không hết, cứ tái đi tái lại, có phải do người tôi tiếp xúc nhiều với nước nên không hết phải không, do tính chất công việc nên tiếp xúc nhiều với nước? Xin giáo sư cho tôi hỏi bệnh này có hết không và nên điều trị ở đâu, chứ như vậy miết người nhà tôi rất tự ti.

Bệnh vảy nến tên khoa học là Psoriasis, là bệnh ngoài da rất hay gặp ở Việt Nam. Nguyên nhân bệnh vảy nến là do rối loạn biệt hóa lành tính của tế bào thượng bì gây ra. Bao gồm các thể như vảy nến thể giọt, thể mủ, thể khớp, thể mảng....trong đó vảy nến thể móng là một dạng thường gặp nhất, xuất hiện nhiều ở móng tay, móng chân.

Bệnh vảy nến ở móng tay nói riêng và vảy nến nói chung thì nguyên nhân gây bệnh được xác định là do các yếu tố: Stress, nghiện bia, rượu, thuốc lá, nhiễm trùng, rối loạn nội tiết, rối loạn chuyển hóa, khí hậu, môi trường…

Biểu hiện  và triệu chứng của bệnh vảy nến ở móng tay

benh-vay-nen-o-mong-tay

Hình ảnh bệnh vảy nến ở móng tay

Vảy nến ở móng là một dạng vảy nến thường gặp. Có đến 78% bệnh nhân bị vảy nến đã từng gặp vảy nến ở móng tay hay móng chân. Khi nhiễm bệnh sẽ có các triệu chứng bệnh vảy nến như ở móng của bệnh nhân sẽ bị lõm móng bất thường, có những mảng màu hồng trên móng và làm bong móng (nghĩa là móng bị tách ra khỏi nền móng) với đường viền đỏ ở cả móng tay và móng chân, các móng ngả màu vàng đục, có các chấm lỗ rỗ trên bề mặt. Có thể móng dày, giòn, dễ mủn gãy hoặc rụng cả móng.

Cách điều trị bệnh vảy nến ở móng tay, móng chân

Hiện nay có rất nhiều loại thuốc được áp dụng trong điều trị vảy nến, song chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn nên dễ gây tâm lý chán nản, bi quan cho bệnh nhân. Không những thế, nhiều loại thuốc còn có các tác dụng phụ tai hại.

Việc bị vẩy nến ở móng tỉ lệ phục hồi lại móng như ban đầu rất thấp. Vì thế mục tiêu điều trị với những bệnh nhân bị vẩy nến móng là: Giúp cải thiện triệu chứng cũng như ngăn chặn lại làm cho tiến trình bệnh không nặng lên.Vì vậy, đối với bệnh nhân vảy nến, nhất là các thể rộng và nặng, thầy thuốc phải động viên họ kiên trì điều trị, thậm chí chấp nhận "chung sống hòa bình với bệnh".

Bệnh nhân cần tránh chà xát mạnh lên tổn thương khi tắm rửa và bôi thuốc (có thể tắm bằng nước ấm, xà phòng, giúp bong vảy). Không tự ý dùng thuốc để đề phòng viêm da, kích ứng. Các thuốc như mỡ salicylic, crisofamic, gudron... nếu bôi rộng có thể gây nhiễm độc.

Sự lo lắng, bi quan, căng thẳng thần kinh vì nó càng làm bệnh thêm phức tạp, hạn chế kết quả điều trị vẩy nến. Benh vay nen co lay khong? Bệnh vảy nến ở móng hay kể cả bệnh vảy nến nói chung thì bệnh không phải gây ra do vi khuẩn, virut hay nấm nên không có khả năng lây lan. 

benh-vay-nen-o-mong-tay

Sử dụng thuốc có tác dụng lột sừng để điều trị vảy nến ở móng tay

Điều trị tại chỗ: Dùng các loại thuốc có tác dụng lột sừng, tiêu sừng để chữa căn bệnh thường gặp này như acid salicylic, AHA, dẫn xuất của retinoid, ure, hắc ín, dầu cade… Thuốc bôi có chứa corticoid giúp giảm nhanh các triệu chứng ngứa, đỏ, nhưng khi ngừng thuốc thì bệnh rất dễ tái phát và có thể nặng hơn, vì vậy nên hạn chế dùng.

Nếu vảy nến ở móng gây thương tổn và móng tay và móng chân bạn khiến chúng bị sần sùi, lỗ rỗ và xung quanh có mủ…Bạn nên dùng điều trị một số thuốc bong vẩy để bong vẩy. Riêng đối với móng chân, bạn nên dùng dibrosalic và băng bịt lại ở móng sau khi bôi để làm móng giảm dần độ dày. Bạn nên dùng thuốc toàn thân như biotin, bepanthen vì đây là thuốc kích thích móng mọc ra, cải thiện móng.

Để có phương thức chữa trị đúng và kịp thời nhất, cách tốt nhất chúng tôi khuyên bạn nên đến các bệnh viện, phòng khám để nắm chính xác tình hình bệnh tật đồng thời chữa trị theo đúng chỉ định của bác sĩ. Bạn nên nối người nhà mình đến bệnh viện đa khoa tỉnh hoặc bệnh viện da liễu để khám và điều trị bệnh, và người nhà bạn nên hạn chế tự sử dụng các thuốc bôi để điều trị bệnh vảy nến, nên dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị, luôn giữ tâm lý thoải mái tránh căng thẳng, lo âu, tránh tiếp xúc với hóa chất tẩy rửa mạnh.

Benh vay nen hiện nay y học hiện đại chưa có thuốc điều trị bệnh hết hoàn toàn, bệnh vảy nến thể móng chữa bằng thuốc bôi tại chỗ để cho móng nó mỏng đi là 1 điều không thể đáp ứng được ngay cần phải điều trị kiên trì lâu dài, có khi phải bôi thuốc đó hàng tháng thì mới hy vọng móng đó mọc, chứ không phải tại làm việc nhiều ở đầu ngón tay mà bị như vậy. Hạn chế tự sử dụng các thuốc bôi để điều trị bệnh vảy nến, nên dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị, luôn giữ tâm lý thoải mái tránh căng thẳng, lo âu, tránh tiếp xúc với hóa chất tẩy rửa mạnh.

0 nhận xét:

Các thông tin về ung thư cổ tử cung mà bạn cần biết

Ung thư cổ tử cung là bệnh hay gặp chiếm tỉ lệ cao trong tổng số các loại ung thư (chiếm 11% trong toàn bộ các loại ung thư của cả 2 giới, chiếm 22,35% trong ung thư sinh dục nữ)

Tuổi thường gặp trong khoảng 30-59, đỉnh cao 45-55, tuy nhiên vẫn có thể gặp tuổi 20, 90-95% trường hợp là ung thư thượng bì gai (spinous cell carcinoma), 5-10% còn lại là ung thư thượng bì tuyến (adeno carcinoma). Cần phát hiện sớm các dấu hiệu ung thư cổ tử cung để có phương pháp điều trị kịp thời.

Các yếu tố thuận lợi:

- Giao hợp sớm trước 17 tuổi

- Giao hợp với nhiều người

- Sinh đẻ nhiều lần

- Nhiễm khuẩn sinh dục, đặc biệt là vius herpes type II (HVII) và Papiloma vius 16-18, 31-33 (HPV 16-18, 31-33 gây condyloma   cổ tử cung) bệnh này lây qua đường tình dục lứa tuổi 18-30, đặc biệt là trong lúc có thai, hầu hết condyloma tự khỏi sau 6th - 1năm hoặc sau điều trị, 10% biến thành nghịch sản)

Kh i đầu của ung thư cổ tử cung không có triệu chứng lâm sàng nhưng cổ tử cung có thể dễ dàng sờ được, nhìn được nên có thể phát hiện được ung thư cổ tử cung.


Phát hiện sớm ung thư cổ tử cung có ý nghĩa quan trọng vì giai đoạn ung thư trong biểu mô có thể điều trị khỏi 100% với phương pháp: Laser, khoét chóp, cắt tử cung Giai đoạn I-IIa: khỏi 80-85% trong 5 năm với các phương pháp diều trị nặng nề tàn phá như biện pháp Curi, cắt âm đạo mở rộng, vét hạch, bổ xung bằng liệu pháp Cobalt

Giai đoạn IIb: Khỏi chỉ còn 55% trong 5 năm

Giai đoạn III: Khỏi chỉ còn 25% trong 5 năm

Giải phẫu bệnh ung thư:

1. Đại thể:

- Hình thái sùi: Các nụ sùi dễ rụng, dễ chảy máu, dễ nhiễm khuẩn, hình thái này thâm nhiễm ít, lan tràn chậm

- Hình thái loét: Có bờ lõm sâu xuống, bờ rắn, nền có nhiều nụ nhỏ, nhiều mủ, ung thư tiến triển đưa đến hoại tử cổ tử cung gây thành 1 hố lõm, hình thái này thâm nhiễm và lan tràn sâu, phần phụ và các hạch bạch huyết di căn nhanh.

- Hình thái thâm nhiễm: ít gặp hơn, tổn thương là một vùng thâm nhiễm cứng, ung thư ăn sâu vào lớp đệm trong khi mặt ngoài cổ tử cung tư ng như bình thường nhưng cổ tử cung đã thay đổi thể tích, loại này lan tràn và di căn nhanh.

- Hình thái ống cổ tử cung: Tổn thương ung thư trong CTC giai đoạn đầu chẩn đoán khó vì mặt ngoài CTC không thay đổi trong khi ung thư đã kho t sâu vào lớp đệm.

2.Vi thể:

 - Ung thư biểu mô kép dẹp gai 90-95%

 - Ung thư biểu mô tuyến 5-10%, tiên lượng xấu hơn ung thư tế bào gai

Sự phát triển lan rộng và di căn của ung thư cổ tử cung:

- Lan theo bề mặt: trieu chung ung thu co tu cung sẽ lan đến eo tử cung, xuống âm đạo, lan lên mặt trước âm đạo, sang bàng quang, có thể thủng gây dò bàng quang âm đạo, lan sang trực tràng gây dò trực tràng âm đạo.

- Lan đến dây chằng rộng 2 bên, dây chằng tử cung cùng, chèn ép niệu quản.

- Di căn theo đường bạch huyết: đến các hạch nằm dọc các mạch chậu đến cạnh động mạch chủ.

- Lan rộng theo đường máu: gây di căn các tạng trong ổ bụng, phổi, màng phổi.

Đánh giá lan rộng: Thăm âm đạo, thăm trực tràng và nền dây chằng rộng. Soi bàng quang đánh giá tổn thương bàng quang, chụp bạch mạch, UIV, soi trực tràng, Scanner...

Các giai đoạn phát triển của ung thư cổ tử cung bao gồm:

Giai đoạn 1: Nhiễm virus HPV (Human Papilloma Virus)

Trong thực tế, ở độ tuổi đôi mươi khi mới có quan hệ tình dục, có khoảng 60% đến 80% phụ nữ bị nhiễm virút HPV. Hầu hết các loại HPV đều tự biến mất và không gây tổn hại đến sức khỏe, nhưng một vài loại này lại có thể làm cho các tế bào của cổ tử cung phát triển bất bình thường  gây ra ung thư cổ tử cung.

Giai đoạn 2: Tiền ung thư

Có khoảng 10% phụ nữ bị nhiễm HPV phát triển sang giai đoạn tiền ung thư. Họ thường là người trong độ tuổi sinh đẻ từ 25 đến 29. Thời gian kể từ khi nhiễm HPV đến tiền ung thư kéo dài từ 5 đến 10 năm. Phụ nữ trong giai đoạn này vẫn bình thường và chưa được gọi là mắc bệnh “ung thư”. Giai đoạn này nếu được phát hiện sớm và có phương pháp điều trị kịp thời thì bệnh sẽ không phát triển thành ung thư.

Giai đoạn 3: Ung thư chưa/không di căn

Có khoảng khoảng 12% những người trong giai đoạn 2 sẽ phát triển thành ung thư. Ở giai đoạn này, các tế bào ung thư phát triển chủ yếu trong cổ tử cung. Nếu được điều trị hợp lý sẽ đem lại một kết quả khả quan cho người bệnh

Các phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung giai đoạn này có thể là: cắt tử cung, hoặc kết hợp nạo các hạch có chọn lọc. Nếu hạch bị xâm lấn, thì lại phải áp dụng phương pháp phẫu thuật tận gốc - cắt tử cung theo phương pháp Wertheim Meiges bao gồm cắt tử cung, một phần âm đạo, chu cung, và nạo vét hạch chậu hai bên. Hoặc điều trị xạ trị: xạ trị mỗi khối u đơn lẻ hoặc phối hợp xạ trị ngoài vùng chậu trước khi phẫu thuật, xạ trị ngoài vùng chậu sau mổ hoặc hóa - xạ đồng thời sau mổ. Tùy từng trường hợp có thể hóa trị.

Sau khi phẫu thuật, một số trường hợp ung thư cổ tử cung sẽ không phát triển thêm hoặc bệnh được chữa khỏi. Một số trường hợp ác tính hoặc không được điều trị, các khối u tiếp tục phát triển và di căn sang các bộ phận khác trong cơ thể.

Giai đoạn 4: Ung thư di căn

Trong giai đoạn này, các tế bào ung thư xâm lấn sang các bộ phận khác của cơ thể, đây chính là giai đoạn nguy hiểm nhất của bệnh. Khoảng 1% bệnh nhân ở giai đoạn 2 phát triển thành loại ung thư nguy hiểm này.

Ở giai đoạn này, các khối ung thư không thể áp dụng phương thức phẫu thuật triệt để mà phải sử dụng phương pháp: xạ trị ngoài vùng chậu đơn thuần, hóa trị đồng thời với xạ trị ngoài vùng chậu, xạ trị ngoài vùng quanh động mạch chủ bụng nếu có di căn hạch cạnh động mạch chủ bụng; xạ trị trong…

Phụ nữ nên kiểm tra phụ khoa định kỳ để kịp thời phát hiện u xơ cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung có chữa được không? Nếu ung thư cổ tử cung được phát hiện sớm và có phương pháp điều trị kịp thời thì nó có thể được chữa khỏi hoặc thời gian sống được kéo dài đáng kể. Nếu phòng ngừa sớm thì bạn có thể không mắc phải căn bệnh này. Nhưng nếu bệnh đã phát triển thành ung thư chưa di căn mà được phát hiện sớm để điều trị kịp thời thì tỷ lệ sống có thể là 92%. Khi các giai đoạn phát triển của bệnh đã tiến xa thì tỷ lệ sống của bạn vẫn là 58%. Khi ung thư đã ở giai đoạn cuối thì bạn chỉ có 17% cơ hội sống sót.

Ung thư cổ tử cung không phải lúc nào cũng tiến triển theo 4 giai đoạn trên. Có nhiều trường hợp ung thư chỉ phát triển đến giai đoạn 2 hoặc 3 thì dừng lại không phát triển nữa và dẫn mất đi.  Tốc độ phát triển của các khối ung thư cổ tử cung cũng không giống nhau, nó cũng còn tùy thuộc vào hệ thống miễn dịch của mỗi người.

Chẩn đoán bệnh ung thư cổ tử cung

Cơ năng:

  1. Ra máu khi có va chạm: máu đỏ, số lượng ít khi có giao hợp, làm vệ sinh. Ra máu lập lại nhiều hơn.

  2. Khí hư hôi, thối do tổ chức ung thư hoại tử, nhiễm khuẩn gây nên.

  3. Đau: là triệu chứng muộn khi có chèn ép rễ thần kinh

  4.Triệu chứng tiết niệu: nhiễm khuẩn đường niệu, đái rắt, buốt, đái khó khi ung thư cổ tử cung xâm lấn tới bàng quang

  5.Thiếu máu: do chảy máu

Thực thể:

 Khám: có thể thấy các dạng sùi loét dễ chảy máu, cổ tử cung to, cứng

Cận lâm sàng:

- Phiến đồ tế bào âm đạo, cổ tử cung.

- Sinh thiết có hướng dẫn bởi soi cổ tử cung: cho phép nhìn rõ ranh giới khu trú tổn thương để sinh thiết đúng chỗ (giữa biểu mô lát và trụ, các tổn thương lát đá, chấm đáy...)

- Khoét chóp CTC để chẩn đoán

Thái độ xử trí khi mắc bệnh ung thư cổ tử cung

1. Giai đoạn ung thư trong biểu mô (invitro):

Phụ nữ trẻ còn mong muốn có thai => khoét chóp, hoặc cắt cụt cổ tử cung, sau đó theo dõi bằng phiến đồ âm đạo và soi cổ tử cung 6tháng/lần.

2. Giai đoạn 1:

Liệu pháp Curie trước phẫu thuật 6 đến 8 tuần, PT cắt tử cung hoàn toàn + cắt 2 phần phụ, cắt bỏ phần trên âm đạo (PT Wertheim-Meigs) triệt đẻ hơn có thể cắt bỏ tổ chức tế bào cạnh tử cung, trên đường niệu quản, vét hạch hố chậu sau đó dùng liệu pháp Cobalt sau phẫu thuật.

3. Giai đoạn 2: Phác đồ

          Liệu pháp Curie- liệu pháp Cobalt - PT

          Hoặc liệu pháp Curie- PT- liệu pháp Cobalt

4. Giai đoạn III; IV :

Ung thư cổ tử cung có nguy hiểm không? Bệnh càng nguy hiểm khi để lâu ngày và chuyển sang giai đoạn cuối. Chỉ dùng các liệu pháp chiếu xạ Cobalt đơn thuần hoặc kết hợp Curie PT chỉ dẫn lưu tạm thời.

Tiên lượng bệnh ung thư cổ tử cung

 Sống trên 5 năm 100% với K trong biểu mô.

0 nhận xét:

Đưa tranh dán tường phong thủy vào trang trí nội thất

Thông thường, hầu hết chủ nhà chỉ xem tranh ảnh như một vật để trang trí giúp không gian có nhiều màu sắc và đẹp đẽ hơn. Với quan niệm ấy thì chỉ cần chọn bức tranh dán tường hài hòa với tổng thể mảng tường và phù hợp với phong cách trang trí trong ngôi nhà. Nó tạo nên sự bắt mắt và cái nhìn khác lạ cho bức tường của trường mầm non, quán café hay cổ động đường phố.

Nhiều người tìm đến tranh dán tường không đơn thuần chỉ là đề cao việc trang trí nội thất mà một ý nghĩa to lớn hơn đó là mong muốn đem lại sự thịnh vượng, phồn vinh, đầm ấm và hạnh phúc cho gia đình mình. Ngoài thể loại tranh đá quý hay tranh đồng hồ thì hiện nay tranh dán tường đang được nhiều người chơi tranh ưa chuộng.

Tranh dán tường phong thủy

Tranh dán tường ngoài tác dụng trang trí thì còn có ý nghĩa phong thủy

Tranh dán tường phong thủy

Tranh dán tường phong thủy với ý nghĩa gia đình luôn được ấm no và hạnh phúc

Với những người chơi tranh thì nội dung của bức tranh dan tuong là tiêu chí được đề cao nhất. Các thành phần trang trí khác như màu tường, chiếu sáng, các đồ decor khác xung quanh chỉ có tác dụng làm nổi bật cho chủ đề của bức tranh dán tường. Nhưng loại tranh dán tường phong thủy này thường được sử dụng ở những dịp đặc biệt: Năm mới, quà tặng tân gia, khai giảng năm học, các ngày lễ kỹ niệm và sự kiệm trọng đại của doanh nghiệp, đơn vị.

Nội dung của tranh dán tường sử dụng cho phù hợp với các yếu tố phong thủy và thường liên quan tới các điển tích, điểm cố hay ý nghĩa câu chữ sâu xa của người xưa. Chẳng hạn, một góc cần núi non che chắn sẽ dán tranh sơn cước, góc cần thủy sẽ dùng tranh hồ nước, thác nước…

Trong một căn phòng nhỏ bé, việc dùng tranh ảnh rất tiện lợi vì nó vừa có công năng thẩm mĩ, lại có vai trò quan trọng trong phong thủy. Những bức tranh phong cảnh, tranh về cuộc sống, sự giáo dục lễ nghĩa tới căn nhà, doanh nghiệp, cộng đồng sẽ góp phần trong nhận thức của mọi người.

Tranh dán tường phong thủy

Tranh dán tường phong thủy

Tranh dán tường 3D sống động theo ý nghĩa phong thủy

Tranh dán tường phong thủy

Tranh dán tường phong thủy

Nhiều mẫu mã, kích thước lớn, giá thành phù hợp, in và thi công nhanh là những tiêu chí mà Sieuthitranhdep.net đã thực hiện trong thời gian gần đây với hy vọng đáp ứng đầy đủ nhu cầu trang trí không gian nội thất ngôi nhà. Ngoài ra tại đây bạn cũng có thể tham khảo thêm nhiều loại tranh với đa dạng mẫu mã như tranh đá quý, tranh đồng hồ, tranh thêu...Vui lòng liên hệ 0963.202.265 để được tư vấn chọn tranh phù hợp với thiết kế nội thất!

Lợi thế của tranh dán tường là có thể in khổ lớn không vỡ, tính tiền trên kích thước thực của tường mà không sợ hao giấy, mẫu mã vô cùng đa đạng như phong cảnh, hiện đại và cổ điển, địa danh, hoa lá, dành cho teen, dành cho trẻ em ...vv 

2 nhận xét:

Điều trị và chẩn đoán bệnh nổi mề đay

Thời tiết chuyển mùa, khí hậu thay đổi đột ngột cộng với môi trường không khí bị ô nhiễm là những yếu tố làm bệnh mề đay xuất hiện ngày càng nhiều. Mề đay là bệnh dị ứng, người bệnh bị nổi ban trên da, ngứa ngáy khó chịu kèm theo những tổn thương ở nhiều bộ phận khác trong cơ thể. Theo y học cổ truyền, mề đay thuộc chứng phong ngứa, phép điều trị chủ yếu là tiêu độc trừ tà, dẹp phong chống dị ứng.

Các yếu tố gây mày đay rất đa dạng: thời tiết nóng, lạnh, ánh sáng, tỳ ép, chà xát, phấn hoa, bụi trong nhà, lông thú, dược phẩm, thức ăn (tôm, cua, mực, nhộng...), chứng táo bón, giun sán, sự suy giảm chức năng thải độc của gan thận.

Mề đay do gió lạnh, chuyển mùa

Người bệnh tự nhiên thấy ngứa từng đám rất khó chịu, gãi nhiều, càng gãi ngứa càng lan rộng, da vùng tổn thương dày lên từng mảng, phù nề, nóng bừng, toàn thân bứt rứt, rất khó chịu.


Mề đay do thức ăn

Người bệnh ăn phải những thức ăn lạ, không phù hợp gây nổi mề đay, ngứa nhiều, gãi nhiều, toàn thân bứt rứt, khó chịu. Do đó khi xác định được nguyên nhân của dị ứng nổi mề đay nên kiêng gì để cải thiện và điều trị bệnh. Nếu do thức ăn bạn nên kiêng các loại hải sản, bia rượu, protein động vật...

Mày đay là một dạng dị ứng với những yếu tố kích thích từ nội giới hoặc ngoại giới mà cơ thể không quen, không chịu được. Đại đa số trường hợp có liên quan tới cơ địa mẫn cảm di truyền (bố mẹ, anh chị em hoặc bản thân bị hen, eczema).

Đa số trường hợp mày đay là lành tính, chỉ gây ngứa ở mức độ khác nhau và ảnh hưởng ít nhiều đến trạng thái tâm thần kinh, làm bệnh nhân khó chịu, bực bội. Có trường hợp (rất hiếm gặp) mày đay cấp diễn biến theo kiểu sốc phản vệ, gây tím tái, khó thở, sốt cao, nôn mửa, đau quặn bụng, có khi dẫn tới tụt huyết áp, trụy tim mạch, đe dọa tính mạng, phải cấp cứu tích cực mới qua khỏi. Phù Quinck (một thể mày đay đặc biệt ở mặt, làm cả một vùng mặt sưng vù, cộm cứng, ngứa vừa phải) có thể gây phù nề thanh quản, khó thở. Trong trường hợp nổi mề đay khi uống rượu bia nếu không kịp thời xử trí, chứng này có thể dẫn tới tử vong do suy hô hấp.

Phương pháp điều trị nổi mề đay: 

Để chẩn đoán mày đay, ngoài việc dựa vào triệu chứng lâm sàng, bác sĩ còn cần hỏi tỉ mỉ về tiền sử gia đình, việc dùng thuốc, thức ăn, kể cả điều kiện và môi trường sinh hoạt lao động. Khi cần, phải xét nghiệm thêm về máu.

- Tây y : Uống kháng Histamin tổng hợp như:+ Chlopheniramin 2mg x 2-4 viên / ngày hoặc Claritine 10mg x 1 viên/ngày

Đặc biệt lưu ý: nếu bạn có ý định tiêm Corticoid thì cần cân nhắc vì các tác dụng phụ rất nhiều của nó.

Khi bị mày đay, nên đi khám vì để lâu, mày đay sẽ thành mạn tính và khó chữa. Để điều trị các cơn mày đay sơ phát hoặc tái phát, có thể dùng các loại thuốc kháng histamin kèm theo thuốc an thần, hiện có rất nhiều biệt dược như: Phenergan, Peritol, Zyrtec, Claristin... Khi cần, phải dùng cả đến thuốc cocticoit (Prednisolon, Cortancyl), kết hợp kháng sinh. Có trường hợp phải kết hợp tẩy giun sán, giải quyết các ổ nhiễm khuẩn ở tai mũi họng, đại tràng nếu có. Trường hợp phù Quinck nặng hoặc mày đay kiểu sốc phản vệ phải được cấp cứu kịp thời ở bệnh viện. Bệnh nhân không nên tự động dùng thuốc.

- Đông y: Tây y điều trị giai đoạn cấp rất hiệu quả tuy nhiên dễ hay tái phát, để điều trị triệt để cần kiên trì điều trị kết hợp đông y. Theo đông y: Nguyên nhân gây dị ứng nói chung là do chứng năng gan kém, nóng gan vì vậy cần kiêng đồ cay nóng và các thức ăn mà bản thân đã từng dị ưng. Hải sản là thức ăn nhiều người bị dị ứng.

Bạn cũng có thể tham khảo thêm các cách chữa mề đay bằng bài thuốc dân gian từ lá khế, sơn tra, đu đủ, gừng tươi, cam thảo, mạch nha…sẽ giúp bạn trị dứt điểm bệnh dị ứng nổi mề đay.

Hằng ngày, nên hạn chế rượu, thuốc lá, cà phê, muối vì chúng làm tăng độ nhạy cảm của thần kinh trung ương và ngoại vi, tăng ngứa. Tư tưởng phải thoải mái, an tịnh, tránh quá lo lắng bi quan vì bệnh. Cố gắng chống gãi để không gây thêm tổn thương trên da. Người bị mày đay do lạnh, nên hết sức thận trọng khi đi tắm sông, tắm biển, đề phòng bị chuột rút rất nguy hiểm.

0 nhận xét: