Cách phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ

giamcan24h

Cách phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ

Triệu chứng đặc trưng của bệnh tay chân miệng là sốt, đau họng, nổi bọng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông và gây tổn thương niêm mạc miệng. Cách phòng bệnh tốt nhất chính cho bé nhà bạn là vệ sinh môi trường sạch sẽ, rửa tay thường xuyên với xà phòng...

Triệu chứng bệnh tay chân miệng

+ Triệu chứng của bệnh bắt đầu xuất hiện sau khi nhiễm virus từ 3-6 ngày. Với những biểu hệt như mệt mỏi, sốt nhẹ (38 - 38,5oC), đau họng, sổ mũi diễn ra trong vài ngày.

cach-phong-benh-tay-chan-mieng

Các triệu chứng thường gặp ở bệnh tay chân miệng

+ Sau đó, xuất hiện các mụn nước, bọng nước ở bàn chân, bàn tay, đôi khi gặp cả mụn nước, bọng nước ở mông. Các mụn nước, bọng nước này thường tồn tại trong vòng 7 đến 10 ngày rồi xẹp xuống và tự mất đi kể cả khi không được điều trị, chúng cũng không gây đau rát cho người bệnh. 

+ Sau khi khỏi bệnh, cơ thể bệnh nhân có miễn dịch với chủng virus gây bệnh, nhưng một người có thể bị bệnh tay chân miệng nhiều lần nếu lần sau bị nhiễm các chủng virus khác với những lần trước. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 10 tuổi, tuy nhiên người lớn chưa có miễn dịch với bệnh cũng có thể mắc bệnh.

+ Bệnh nhân có khả năng lây bệnh cho người khác qua đường hô hấp trong 1 tuần đầu bị bệnh. Bệnh nhân còn có khả năng đào thải virus qua phân trong vòng vài tuần sau.

+ Tiếp theo bệnh sang giai đoạn toàn phát. Đầu tiên là sự xuất hiện các mụn nước ở niêm mạc miệng, thường là ở mặt trong má, lợi, mặt bên của lưỡi; các mụn nước trong miệng thường dập vỡ rất nhanh tạo ra các vết trợt loét rất đau rát làm bệnh nhân khó ăn uống. Các mụn nước có kích thước nhỏ (2-3mm) nằm trên một nền niêm mạc viêm đỏ.

Cách phòng bệnh tay chân miệng?

Hiện tại vẫn chưa có vaccin phòng bệnh chân tay miệng. Trong vùng dịch, biện pháp hữu hiệu nhất để khống chế dịch là phòng lây lan bệnh sang người lành. Các biện pháp phòng ngừa là:

+ Tránh tiếp xúc gần (ôm, hôn, dùng chung đồ dùng…) với trẻ em bị bệnh Tay chân miệng cũng có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm bệnh;

+ Rửa tay thường xuyên với xà phòng trước khi chuẩn bị thức ăn và ăn uống, trước khi cho trẻ nhỏ ăn, sau khi sử dụng nhà vệ sinh và sau khi thay tã cho trẻ, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với các bọng nước;

cach-phong-benh-tay-chan-mieng


+ Không cho trẻ sơ sinh và trẻ em bị bệnh đi mẫu giáo, nhà trẻ, trường học hoặc nơi đông người cho tới khi khỏe hẳn;

+ Tập cho con thói quen không đưa tay, vật dụng, đồ chơi vào miệng.

+ Làm sạch môi trường bị ô nhiễm và các vật dụng bẩn (bao gồm cả đồ chơi) với xà phòng và nước, sau đó khử trùng bằng các chất tẩy rửa thông thường 1 tuần/ lần.

+ Theo dõi chặt chẽ tình trạng bệnh và chăm sóc y tế kịp thời nếu trẻ sốt cao, li bì, mất tỉnh táo;

+ Luôn lau dọn nhà cửa, nhà trẻ, trường học sạch sẽ.

+ Xử lý khăn giấy và tã lót đã dùng bằng cách bỏ vào thùng rác và thải bỏ rác đúng cách;

+ Che miệng và mũi khi hắt hơi và ho;

+ Sau khi trẻ khỏi bệnh, vẫn tiếp tục duy trì các biện pháp phòng ngừa: thường xuyên rửa tay với xà phòng diệt khuẩn dưới vòi nước chảy, vệ sinh vật dụng, nhà cửa, theo dõi phản ứng của trẻ.

Xem Thêm:

Author

Tác giả Zim Violet

Tiền đang ở ngay trước mắt mình đó thôi! Tận dụng đi!!

0 nhận xét: