Bé bị táo bón là trường hợp bé đi ngoài rất khó khăn, nhiều ngày mới đi ngoài một lần và chất thải rất khô và cứng. Nguyên nhân dẫn đến bé bị táo bón là do các mẹ lựa chọn sai thực đơn cho bé, thói quen uống ít nước, không ăn nhiều rau quả, trái cây. Táo bón ở trẻ em thường gặp nhiều ở giai đoạn 2-3 tháng tuổi và sau 18 tháng tuổi.
Nguyên nhân khiến bé bị táo bón
- Bé bị táo bón có thể là do sữa công thức được pha không đúng tỷ lệ cho trẻ, hoặc mẹ bị táo bón cho con bú, cũng có thể là do thực đơn ăn dặm của bé thiếu chất xơ, bé có thói quen ăn ít rau quả, chỉ ăn nước không ăn cái rau, quả, hoặc uống ít nước.
- Ngoài ra, do tác dụng của thuốc kháng sinh hoặc thuốc ho có codein, viên sắt…hoặc mắc các dị tật bẩm sinh như phình to đại tràng, hẹp ruột, hẹp hậu môn, nứt kẽ hậu môn cũng là nguyên nhân khiến bé bị táo bón.
- Một số trường hợp bé bị táo bón do tâm lý nên thường cố ý “nhịn”, khiến đại tràng dãn to. Phân bị tích trữ trong nhiều ngày mới đủ kích thích đại tràng tạo ra phản xạ đi ngoài.
- Một số trường hợp khác khiến bé hay bị táo bón là trẻ còi xương, trẻ suy dinh dưỡng và trẻ bị thiếu máu phải bổ sung vi sắt.
- Đôi khi là do mẹ bị táo bón khi mang thai hay cho bé bú sữa khi mẹ bị táo bón.
Bé bị táo bón mẹ phải làm gì đây?
Triệu chứng giúp mẹ nhận biết khi bé bị táo bón
Trẻ bị táo bón khi có một số dấu hiệu sau: Giảm số lần đại tiện bình thường. Mỗi lần đi đại tiện rất khó khăn và có cảm giác đau. Chất thải rất cứng và khô… Thấy những biểu hiện này ở con bạn cần tìm hiểu nguyên nhân để tìm cách chữa trị cho trẻ.
Một đứa trẻ khỏe mạnh bình thường trong độ tuổi 1 – 4 sẽ đại tiện từ 1 – 2 lần/ngày. Tuy nhiên, có bé đi cầu 3 lần/ngày, ngược lại có trẻ đi cầu không theo ngày nào cả. Đối với những trẻ có sức khỏe tốt, bé có thể 3 ngày mới đi cầu một lần… Tất cả đều bình thường.
Cách điều trị và phòng ngừa táo bón
Trẻ mới sinh thường đi cầu phân lỏng, hoa cà hoa cải và nhiều lần trong ngày. Đến khoảng 2-3 tháng tuổi, do sự trưởng thành của đường tiêu hóa, khả năng cô đặc phân tốt hơn nên phân sẽ sệt lại và giảm số lần, đó là sinh lý bình thường của lứa tuổi.
Những trẻ bú sữa công thức sẽ có phân đặc ngay từ đầu, đó là do thành phần đạm, lượng phospho, canxi, sắt và chất xơ trong sữa công thức và sữa mẹ khác nhau. Do đó, trong sữa công thức, người ta phải bổ sung thêm chất xơ prebiotic để ngăn ngừa táo bón ở trẻ. Trong giai đoạn này, cha mẹ nên chú ý tập cho bé phản xạ đi cầu đều đặn. Massage bụng cho bé để kích thích nhu động ruột khi trẻ đói, xi đi cầu 2 lần mỗi ngày (nên thực hiện sau cữ bú vì ruột đang tăng co bóp) để bé quen dần. Không nên tự động cho uống nước trái cây vì có thể làm trẻ chướng bụng. Chỉ cho bé ăn trái cây nếu được bác sĩ chỉ định.
Trong những trường hợp trẻ bị bón kéo dài nhưng chỉ là táo bón chức năng, có thể bác sĩ sẽ cho bé dùng thuốc làm mềm phân trong một thời gian, cùng với cải thiện chế độ ăn và tập luyện đi cầu. Có khi phải dùng thuốc bơm hậu môn để tháo phân và tạo ra lịch đi tiêu.
Khi bé mắc căn bệnh thường gặp này nhớ cho bé uống nước đầy đủ, nhất là những ngày nắng nóng và với bé đổ nhiều mồ hôi. Không pha sữa đặc hơn hướng dẫn của loại sữa. Không tự mua canxi hay thuốc bổ máu uống thêm vì có thể làm trẻ khó đi cầu. Việc bổ sung thuốc phải do bác sĩ thăm khám và quyết định, chỉ bổ sung nếu trẻ thực sự thiếu.
Bé bị táo bón mẹ phải làm gì? Khi trẻ ăn dặm, nên tập ăn trái cây nạo nhuyễn để cung cấp đủ chất xơ. Cho ăn rau cũng phải là cả xác rau chứ không chỉ lấy nước pha bột.
Tuy nhiên, cha mẹ không nên tự ý mua thuốc dùng cho trẻ. Nếu chỉ bơm cho bé khi bón mà không thay đổi về chế độ dinh dưỡng thì không giải quyết được cái gốc của bệnh, chỉ làm bé sợ đi cầu và sợ cả cái ống bơm nhiều hơn. Sử dụng thuốc làm mềm phân cũng có thể giảm dần tác dụng (lờn thuốc dần), có thể gây chướng bụng hay tiêu chảy.
Phòng ngừa táo bón là một trong những kiến thức chăm sóc trẻ thông thường mà cha mẹ nên biết. Điều trị táo bón trẻ em là một quá trình lâu dài, toàn diện, đòi hỏi sự kiên nhẫn của cha mẹ, sự phối hợp của gia đình với bác sĩ nhi khoa và bác sĩ dinh dưỡng…
Một số giải pháp tự nhiên khác phục tình trạng táo bón ở trẻ em
1. Một trong những nguyên nhân chính gây ra táo bón ở trẻ chính là lượng nước quá ít trong cơ thể bé. Vì vậy, biện pháp khắc phục có hiệu quả nhất với những em bé đang bị táo bón là cha mẹ bé nên tích cực cho con uống nhiều nước mỗi ngày. Hãy bắt đầu ngày mới cho trẻ bằng một cốc nước sau khi thức dậy sẽ giúp rất nhiều để chữa và hạn chế triệu chứng táo bón.
2. Cho bé uống 2 muỗng canh đường trong đêm trước khi đi ngủ. Trẻ cũng có thể uống kèm chúng với sữa nếu trẻ thích. Bạn sẽ thấy kết quả không ngờ vào buổi sáng hôm sau.
3. Cho bé uống nước cam vào buổi sáng sớm với một dạ dày trống rỗng, hoặc uống chúng trước khi đi ngủ vào ban đêm cũng hữu ích trong điều trị táo bón.
4. Cách chữa đầy bụng khó tiêu hay trị táo bón ở trẻ bằng cách sử dụng ¼ muỗng cà phê muối Epsom và cho 1/2 ly nước.
5. Những trái cây như đu đủ chín, chuối chín cực kỳ hiệu quả trong việc chữa táo bón. Cha mẹ bé nên cho trẻ ăn một quả đu đủ chín hoặc vài quả chuối chín hàng ngày để cho kết quả điều trị táo bón tốt hơn.
6. Uống hỗn hợp nước nóng với vài giọt chanh cùng một chút muối vào buổi sáng sớm là một cách tuyệt vời để loại trừ táo bón. Được biết, biện pháp này cho kết quả điều trị táo bón khá nhanh chóng.
7. Một ly nước ép táo trước khi đi ngủ cũng rất hiệu quả để điều trị táo bón.
8. Cho con uống một khối lượng bằng nhau của nước cà rốt ép và nước ép rau bina trước khi đi ngủ.
9. Nước ép bắp cải cũng được coi là một biện pháp khắc phục tại nhà đơn giản mà hiệu quả khi con bạn bị táo bón. Lấy một nửa cốc nước ép bắp cải và uống 2 lần/ ngày để điều trị táo bón.
10. Cho bé kết thân với nhiều các loại rau xanh có vị ngọt mát, nhiều chất xơ trong chế độ ăn uống hàng ngày như ăn rau lang luộc, rau ngót cũng có tác dụng nhuận tràng và điều trị táo bón rất tốt.
0 nhận xét: