Treponema pallidum gây ra bệnh giang mai là loại xoắn khuẩn yếu, có thể sống dai dẳng hơn khi ở nơi ẩm ướt nhưng không sống được quá vài tiếng đồng hồ khi ra ngoài cơ thể. Những vi trùng này có tính truyền nhiễm cao và chủ yếu lây truyền qua đường tình dục. Ngoài ra, bệnh có thể lây qua các con đường khác, miễn là có sự tiếp xúc với vi trùng gây bệnh. Do đó bạn cần biết thông tin về các con đường lây nhiễm để từ đó biết cách phòng bệnh tốt nhất.
Là một loại bệnh lây nhiễm chủ yếu qua đường tình dục do xoắn khuẩn giang mai (Treponema pallidum) gây nên, dễ tái phát và khả năng lây truyền cao. Là bệnh không dễ điều trị và có thể tiến triển kéo dài suốt đời, có khi biểu hiện rầm rộ qua cá triệu chứng lâm sàng, có khi lại kín âm thầm phát triển, không có biểu hiện gì ra ngoài. Bệnh giang mai sau khi phát tán không những mang lại một loat các loại bệnh khác, còn rất dễ lây nhiễm cho gia đình. Bệnh cũng có thể gây tổn thương tất cả các cơ quan và các mô của cơ thể như: da, niêm mạc, cơ quan nội tạng, hệ thần kinh.
Căn cứ theo tình trạng bệnh, người ta chia bệnh giang mai ra làm ba giai đoạn: giai đoạn 1, giai đoạn 2, giai đoạn 3. Giang mai ở mỗi giai đoạn sẽ gây những tác hại khác nhau tới sức khỏe.
Giang mai giai đoạn 1:
Xuất hiện 3 đến 6 tuần lễ sau khi bị lây bệnh. Sau khi nhiễm căn bệnh thường gặp này sẽ có biểu hiện chủ yếu như mọc vài cái mụn nhỏ, sau đó sẽ phát triển thành các vết loét nhỏ màu đỏ, kích thước tầm 1-2 cm, có hình tròn, đường viền rõ, phía trên có một ít dịch, bên trong nó có chứa rất nhiều xoắn khuẩn giang mai, nếu như người bệnh không điều trị hoặc điều trị không triệt để thì những phần tổn thương do bệnh gây nên, sẽ tự mất sau 3 - 8 tuần, phần tổn thương cũ không để lại sẹo hoặc chỉ để lại dấu vết rất mờ.
Săng giang mai là biểu hiện nặng nhất của giai đoạn đầu và thường kèm theo có hạch ở bẹn. Đối với nam giới, săng giang mai thường xuất hiện ở quy đầu, rãnh quy đầu, bao quy đầu, trên đầu dương vật hoặc dây chằng, ngoài ra còn có thể xuất hiện ở hậu môn và miệng...
Giang mai giai đoạn 2:
Sau khi người bệnh bị nhiễm bệnh sau 7- 10 tuần thì sẽ có các biểu hiện đau đầu, sốt nhẹ, đau cơ đau khớp... hạch bạch huyết toàn thân sưng to. Toàn thân nổi mụn, có triệu chứng là nốt ban đỏ, có màu đỏ đồng, số ít có vảy, thường gọi là săng giang mai, mật độ săng nhiều, nhưng không kết mảng, người bệnh không có cảm giác gì.
Giang mai ở giai đoạn 3:
Trong giai đoạn 3 này bệnh có biểu hiện khá đa dạng, giai đoạn này săng giang mai sẽ kết lại đồng thời gây biến chứng vào xương và hệ thống tim mạch. Bệnh biểu hiện ở dạng gôm giang mai và củ giang mai.
Nếu như người bệnh không được chữa trị kịp thời và triệt để ở giai đoạn 2, thì giang mai sẽ chuyển sang giai đoạn 3. Lúc này xoắn khuẩn giang mai sẽ đồng loạt tổng công kích vào niêm mạc da của người bệnh và từng bước phá hoại các hệ thống nội tạng bên trong của người bệnh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng sức khỏe của người bệnh, thậm chí còn nguy kịch đến tính mạng. Mặc dù trong giai đoạn này, khả năng lây nhiễm bệnh sang cho người khác là rất nhỏ.
- Củ giang mai: là những tổn thương gồ lên mặt da (cao hơn sẩn), màu hồng đỏ, đường kính khoảng 1 cm, không đau. Thường tập trung thành từng đám, xếp theo hình nhẫn, hình cung hoặc vòng vèo, ranh giới rõ ràng. Củ giang mai không bao giờ tái phát trên sẹo cũ. Số lượng các củ có thể lên đến vài chục, các củ giang mai tiến triển không lành tính, nhất thiết hoại tử hoặc hoại tử teo hoặc tạo loét, rất lâu lành, sau khi lành thường sẽ để lại sẹo.
- Gôm Giang Mai: là những khối u sùi. Thời kỳ này thương tổn thường ăn sâu, khu trú vào lớp tổ chức da, cơ, xương. Ban đầu gôm rất chắc, cứng sau đó mềm dần và loét, khi loét chảy ra mủ sánh, đặc lẫn máu, không đau. Khi mủ chảy hết sẽ để lại một ổ loét tròn, đáy cứng, ổ loét này dần sẹo hóa.
Nếu củ, gôm khu trú vào các tổ chức quan trọng và không được điều trị sẽ đe doạ tính mạng bệnh nhân.
2. Vậy bệnh giang mai lây qua đường nào?
Con đường lây nhiễm chủ yếu của bệnh giang mai là qua quan hệ tình dục, qua nhau thai, qua đường máu và lây nhiễm qua một số con đường sau:
Bệnh giang mai lây qua đường nào?
Lây truyền qua đường tình dục
- Trên lâm sàng, có 90% người bệnh giang mai là do lây truyền theo đường tình dục. Các phương thức quan hệ gồm giao cấu, hôn, vuốt ve tiếp xúc qua da. Do da và lớp niêm mạc ở bộ phận sinh dục rất mỏng, các mạch máu nhiều, khi giao hợp thì trạng thái sung huyết đạt cực đỉnh, cọ xát có thể gây ra tổn thương nhẹ, tạo thành điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn giang mai xâm nhập vào cơ thể.
Giang mai lây qua con đường tiếp xúc
Ngoài những con đường lây nhiễm trên bệnh giang mai có thể lây nhiễm qua các tiếp xúc thông thường giống với bệnh zona thần kinh, người sống cùng nhà với người bệnh, có thể tiếp xúc với quần áo, khăn mặt, chậu, đồ vệ sinh hay dao cạo râu.v.v., do trên những vật dụng này có thể có xoắn khuẩn giang mai hay dịch tiết, vì vậy sẽ bị lây nhiễm.
Lây truyền theo đường máu
Vi khuẩn giang mai có thể tiềm ẩn trong mạch máu của người bệnh một thời gian. Đặc biệt là ở người bệnh bị giang mai tiềm ẩn, cơ thể có vi khuẩn giang mai nhưng không có bất kỳ biểu hiện lâm sàng nào. Nếu bệnh nhân bị giang mai tiềm ẩn đi hiến máu và người nhận truyền máu của những bệnh nhân giang mai này thì họ sẽ nhiễm vi khuẩn giang mai.
Lây truyền qua nhau thai
Người mẹ bị mắc bệnh giang mai khi đang mang thai sẽ có thể lây bệnh cho thai nhi qua nhau thai, khiến cho thai nhi bị bệnh. Vi khuẩn giang mai thông qua nhau thai là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới trẻ bị giang mai bẩm sinh.
Do đó, chúng tôi khuyên bạn nên đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế làm xét nghiệm giang mai để có thể phát hiện và điều trị bệnh sớm. Bên cạnh đó, việc phòng ngừa bệnh giang mai cũng cần được chú trọng.
- Không nên quan hệ tình dục bừa bãi, nhất là đối với những nhóm người có nguy cơ nhiễm bệnh cao như gái mại dâm.
- Chung thủy một vợ một chồng để giữ gìn hành phúc gia đình.
- Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người mắc bệnh.
Xem thêm: > Bệnh thủy đậu ở trẻ em kiêng những gì?
0 nhận xét: