Giảm Cân Nhanh: tháng 7 2014

giamcan24h

Điều trị bệnh zona thần kinh như thế nào?

Bệnh Zona thần kinh có tên khoa học là Herpes zoster, trong dân gian thường gọi là bệnh "giời leo". Bệnh do virus varicella-zoster gây ra, ddây cũng là virus gây ra bệnh thủy đậu. Sau khi bị bệnh thủy đậu, siêu virus này có thể quy ẩn cả nhiều năm trong hạch của rễ sau dây thần kinh tủy sống, rồi đến một thời gian nào đó sẽ tái xuất hiện, gây ra bệnh shingles. 


Khi mụn rộp còn nước, bệnh zona có thể lan truyền sang người khác, nếu những người này chưa bị bệnh thủy đậu. Thay vì bị zona, nhưng những người này lại mắc bệnh thuỷ đậu. Khi đã bị thủy đậu, họ không bị nhiễm bệnh zona nữa. Tuy nhiên, một khi đã bị nhiễm zona, thì họ lại có khả năng bị zona sau này trong cuộc đời. Khi tất cả những mụn nước đã khô, thì không còn khả năng lây được nữa.

Điều trị bệnh zona như thế nào?

Có một số cách điều trị zona. Thuốc kháng vi-rút như acyclovir (Zovirax) hay famciclovir (Famvir) có thể làm rút ngắn thời gian bị mẫn đỏ da, nếu bắt đầu dùng sớm trong vòng 48 giờ khi xuất hiện mẫn đỏ. Phối hợp thêm thuốc nhóm steroid cũng có thể hạn chế và rút ngắn thời gian bị đau do zona. Tuy nhiên, lợi ích của 2 loại thuốc này vẫn còn hạn chế.


Ngoài thuốc kháng vi-rút, thuốc giảm đau cũng cần thiết để kiểm soát triệu chứng. Vùng da bị bệnh cần phải được giữ sạch sẽ và khô ráo. Người bệnh vẫn có thể được tắm rữa, kỳ cọ bằng xà phòng và nước nơi bị zona mà không bị cấm. Dung dịch aluminum acetate (Burows hay Domeboro”s, có bán ở nhà thuốc) có thể được sử dụng giúp làm khô bề mặt da bị zona và nơi rĩ dịch.

Nếu xuất hiện đau rát và những mụn nước trên da, cần đến các bác sĩ thần kinh hoặc da liễu để được khám và điều trị càng sớm, hiệu quả càng tốt. Trong trường hợp có zona thần kinh ở mắt, nên đến các bác sĩ chuyên khoa mắt để tránh nguy cơ mù mắt.

Điều trị bao gồm 2 giai đoạn: điều trị giai đoạn cấp và giai đoạn đau sau zona.

Giai đoạn cấp :

- Thuốc giảm đau:

- Efferalgan codein (paracetamol + codein) 500mg x 3 - 4 lần/ngày, là loại thuốc sủi bọt, có tác dụng giảm đau mạnh. Chống chỉ định trong trường hợp dị ứng với thành phần của thuốc, suy gan - thận.

Hoặc thuốc giảm đau chống viêm không corticoid như aspirin 1.000mg x 2lần/ngày, uống sau ăn no. Chống chỉ định trong trường hợp loét dạ dày - tá tràng, dị ứng với thành phần của thuốc.

- Thuốc kháng virut (acyclovir, famyclovir...): viên nén 200mg, 400mg, 800mg. Liều 800mg x 5 lần/ngày, mỗi lần cách nhau 4 giờ. Thời gian điều trị từ 5-7 ngày. Thuốc được dùng ngay khi bệnh mới mắc hoặc khi có mụn nước xuất hiện. Thuốc có tác dụng làm giảm cường độ và thời gian đau sau zona, càng điều trị sớm hiệu quả càng cao. Chống chỉ định trong trường hợp có mẫn cảm với thuốc. Tác dụng không mong muốn: buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng, nhức đầu. Thận trọng trong trường hợp có thai và cho con bú.

- Corticoid (prednisolon): Liều 1mg/kg/ngày x 3 ngày đầu, sau đó giảm dần (giảm 10mg mỗi 3 ngày) rồi dừng, thường uống trong vòng 15 ngày. Chống chỉ định trong trường hợp có mẫn cảm với thuốc. Thận trọng cho người bệnh loãng xương, loét dạ dày - tá tràng, tiểu đường, tăng huyết áp, suy tim, trẻ em đang lớn. Tác dụng không mong muốn: mất ngủ, thần kinh dễ bị kích động, đục thể thủy tinh, glôcôm, phù, tăng huyết áp, loét dạ dày - tá tràng, loét thực quản, viêm tụy...

- Thuốc bôi tại chỗ: trong thời gian mụn nước xuất hiện, vệ sinh nơi tổn thương sạch sẽ, mặc quần áo sạch sẽ thoáng mát tránh bội nhiễm. Khi mụn nước vỡ, có thể chấm bằng thuốc xanh metylen.

Ngoài ra có thể dùng thêm thuốc kháng histamin (chlorpheniramine...), thuốc không có tác dụng chống virut nhưng có tác dụng làm giảm ngứa tại nơi tổn thương và an thần nhẹ.

Giai đoạn đau sau zona:

- Amitriptylin: viên nén 25mg, liều từ 25-75mg/ngày chia 2 lần. Lúc đầu dùng liều thấp sau tăng dần. Thuốc có tác dụng tốt trong trường hợp đau rát bỏng, đau như xé. Tác dụng phụ: hạ huyết áp tư thế, ngủ gà, lú lẫn, khô miệng, run, táo bón, bí đái, tăng cân. Chống chỉ định: glôcôm góc đóng, u tuyến tiền liệt, loạn nhịp tim, rối loạn dẫn truyền, động kinh, có thai.

Trong trường hợp đau từng cơn, đau như dao đâm, đau nhói hoặc co cơ hay máy cơ... có thể dùng các thuốc để điều trị trieu chung benh zona với liều thấp sau đó tăng dần tới liều tác dụng:

- Clorazepam (rivotril): viên nén 2mg, liều từ 1-4mg/ngày. Tác dụng không mong muốn: ngủ gà, giảm trí nhớ (ở người già). Chống chỉ định trong trường hợp mẫn cảm với thuốc.

- Carbamazepin (tegretol): viên nén 200mg, liều lượng từ 400- 1.200mg/ngày. Tác dụng không mong muốn: chóng mặt, buồn nôn lúc bắt đầu điều trị (hạn chế bằng cách tăng dần liều); hội chứng tiền đình tiểu não hoặc lú lẫn do quá liều; giảm nhẹ bạch cầu trung tính; rối loạn dẫn truyền tim; phản ứng đặc ứng (nhiễm độc da, viêm gan, thiểu sản tủy xương). Chống chỉ định: Bloc nhĩ - thất (nhịp tim chậm).

- Gabapentin (neurontin): viên nén 300mg, liều từ 900mg-2.000mg/ngày. Tác dụng không mong muốn: ngủ gà, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, đi loạng choạng, run. Chống chỉ định trong trường hợp có thai hoặc cho con bú, dị ứng với thành phần của thuốc. 
Thuốc bôi tại chỗ: voltarel gel, aspirin gel... trong vòng 4 tuần.

- Vitamin nhóm B, C, E...

- Châm cứu phối hợp.

0 nhận xét:

Bị viêm gan B có được hôn và sinh con không?

Rất nhiều người bị nhiễm virus viêm gan B hay viêm gan siêu vi B vô cùng lo lắng cho cuộc sống và hôn nhân của mình. Nhiều người thắc mắc khi bị viêm gan B có được hôn không? yêu mà không hôn thì sẽ thế nào? Phụ nữ thì thắc mắc không biết khi nhiễm virus viêm gan B có nên mang thai không? Có nên sinh con không? Và liệu con mình có bị lây nhiễm không?

Theo thống kê trên thế giới có khoảng 350 triệu người nhiễm bệnh viêm gan B. Còn ở Việt Nam tỷ lệ nhiễm viêm gan B mãn tính khá cao (khoảng 1,5 triệu người).


Vậy yêu một người bị viêm gan B thì khi hôn nhau có bị lây bệnh không? Đó là điều băn khoăn của nhiều người và bác sỹ thường khuyên rằng không nên hôn nhau. Nhưng yêu mà không hôn nhau thì thật khó phải không bạn? Vậy phải làm thế nào? Viêm gan B có chữa được không?

Trước tiên bạn cần biết rằng khả năng hôn bị lây nhiễm viêm gan B là rất nhỏ, tuy nhiên vẫn cần phải phòng tránh lây nhiễm viêm gan B giữa những người yêu nhau. Nếu bạn đang yêu người bị nhiễm viêm gan B, bạn cần đi xét nghiệm máu, kết qủa xét nghiệm có thể có ba khả năng:

- Một là kết quả cho thấy HBsAg âm tính. Điều này có nghĩa là bạn chưa bị nhiễm viêm gan B. Do đó, bạn có thể tiêm vacxin phòng viêm gan B để nâng cao sức miễn dịch của cơ thể đối với viêm gan B.

-Hai là kết quả cho thấy HBsAg dương tính. Điều này có nghĩa là bạn đã bị nhiễm viêm gan B. Bạn cần phải điều trị.

- Ba là kết quả cho thấy Kháng-HBs dương tính. Điều này có nghĩa là cơ thể bạn đã có sức đề kháng với viêm gan B. Vì vậy, bạn không phải lo lắng bị lây nhiễm viêm gan B.

Người bị viêm gan B có nên kết hôn không? Điều này tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể mà xác định. Tốt nhất là chỉ khi nào triệu chứng của bệnh hết và công năng gan trở lại bình thường, duy trì ổn định một năm trở lên mới nên kết hôn. Bởi vì trong thời gian lo chuyện kết hôn, sự mệt nhọc, ăn uống không điều độ, quan hệ tình dục có thể làm cho gan viêm trở lại, bệnh tình nặng hơn.


Sau khi kết hôn, điều mà người bị bệnh viêm gan B cần chú ý đó là sinh hoạt tình dục phải điều độ vì khi quan hệ tình dục nhịp tim tăng nhanh, hô hấp giảm, huyết áp tăng…s ẽ tiêu hao sức lực nhất định và dẫn đến gan thiếu máu, thiếu oxy, có thể làm cho bệnh tình nặng hơn.

Viêm gan B lây qua đường nào? Mặt khác, quan hệ tình dục là một cách thức dễ lây bệnh viêm gan B, nhưng nếu làm tốt công tác dự phòng (tiêm vacxin phòng bệnh) thì hôn nhân của người bị viêm gan B không bị hạn chế.

Hiện nay, việc tiêm vacxin phòng viêm gan B đã không còn quá khó và đắt đỏ, bạn có thể chủ động tiêm phòng để giữ gìn cho bản thân khỏi bị lây nhiễm bệnh.

Người mắc bệnh viêm gan B không nên uống thuốc tránh thai vì thuốc tránh thai có thể gây tác dụng phụ đối với gan, tốt nhất nên áp dụng biện pháp tránh thai dùng bao cao su.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng người bị viêm gan B mang thai không gây ra thai dị dạng. Trong thời kỳ đầu mang thai (3-4 tháng đầu thai kỳ) độc tố của bệnh viêm gan B có thể ảnh hưởng đến thai nhi nhưng sau thời kỳ này thì thai không bị ảnh hưởng. Bởi vậy, người bệnh không phải quá lo lắng về việc này. Tuy nhiên, người mắc bệnh viêm gan B khi mang thai cần làm theo đúng chỉ dẫn của bác sỹ.

Người mắc bệnh viêm gan B nếu muốn có con thì nên để triệu trứng hết và chức năng gan bình thường trở lại, ổn định khoảng một năm trở lại mới nên sinh con. Bệnh tình chưa ổn định, chức năng gan không bình thường, khi có thai và sinh đẻ sẽ làm tăng gánh nặng cho gan, khiến bệnh nặng hơn và còn có khả năng gây ra các hậu quả nghiêm trọng như đẻ non hoặc thai chết lưu…

Khả năng truyền nhiễm bệnh từ cơ thể mẹ sang con tương đối lớn. Nhưng đa số trẻ đuợc bảo vệ thông qua dự phòng. Biện pháp có hiệu lực để dự phòng nhiễm bệnh cho trẻ là tiêm vacxin phòng bệnh viêm gan B: trong 24 giờ sau khi trẻ ra đời, một tháng tuổi, sáu tháng tuổi mỗi lần tiêm một mũi.

Nếu sau khi trẻ ra đời trong vòng sáu giờ tiêm một mũi HBIG, sau đó đến tháng thứ nhất, tháng thứ hai và tháng thứ bảy mỗi tháng tiêm một mũi vacxin viêm gan B phòng bệnh thì hiệu quả càng cao. Nhưng cũng có trường hợp bào thai bị nhiễm độc tố viêm gan B qua cuống rốn trong tử cung (chiếm 5-10%) thì trẻ sau khi sinh dù có tiến hành tiêm dự phòng viêm gan B cũng sẽ không có hiệu quả.

Người mẹ bị viêm gan B trong thời gian cho con bú nếu ăn uống kém và dinh dưỡng không đủ sẽ làm cho bệnh tình nặng hơn. Những sản phụ ăn uống tốt, không có triệu chứng, công năng gan bình thường có thể nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy sữa mẹ có thể truyền nhiễm độc tố viêm gan B nhưng lượng độc tố tương đối ít. Nếu trẻ đã tiêm vacxin phòng bệnh thì có thể bú mẹ được.

0 nhận xét:

Bệnh giang mai lây qua những con đường nào?

Treponema pallidum gây ra bệnh giang mai là loại xoắn khuẩn yếu, có thể sống dai dẳng hơn khi ở nơi ẩm ướt nhưng không sống được quá vài tiếng đồng hồ khi ra ngoài cơ thể. Những vi trùng này có tính truyền nhiễm cao và chủ yếu lây truyền qua đường tình dục. Ngoài ra, bệnh có thể lây qua các con đường khác, miễn là có sự tiếp xúc với vi trùng gây bệnh. Do đó bạn cần biết thông tin về các con đường lây nhiễm để từ đó biết cách phòng bệnh tốt nhất. 


Là một loại bệnh lây nhiễm chủ yếu qua đường tình dục do xoắn khuẩn giang mai (Treponema pallidum) gây nên, dễ tái phát và khả năng lây truyền cao. Là bệnh không dễ điều trị và có thể tiến triển kéo dài suốt đời, có khi biểu hiện rầm rộ qua cá triệu chứng lâm sàng, có khi lại kín âm thầm phát triển, không có biểu hiện gì ra ngoài. Bệnh giang mai sau khi phát tán không những mang lại một loat các loại bệnh khác, còn rất dễ lây nhiễm cho gia đình. Bệnh cũng có thể gây tổn thương tất cả các cơ quan và các mô của cơ thể như: da, niêm mạc, cơ quan nội tạng, hệ thần kinh. 

benh-giang-mai-la-gi

Căn cứ theo tình trạng bệnh, người ta chia bệnh giang mai ra làm ba giai đoạn: giai đoạn 1, giai đoạn 2, giai đoạn 3. Giang mai ở mỗi giai đoạn sẽ gây những tác hại khác nhau tới sức khỏe.

Giang mai giai đoạn 1:

Xuất hiện 3 đến 6 tuần lễ sau khi bị lây bệnh. Sau khi nhiễm căn bệnh thường gặp này sẽ có biểu hiện chủ yếu như mọc vài cái mụn nhỏ, sau đó sẽ phát triển thành các vết loét nhỏ màu đỏ, kích thước tầm 1-2 cm, có hình tròn, đường viền rõ, phía trên có một ít dịch, bên trong nó có chứa rất nhiều xoắn khuẩn giang mai, nếu như người bệnh không điều trị hoặc điều trị không triệt để thì những phần tổn thương do bệnh gây nên, sẽ tự mất sau 3 - 8 tuần, phần tổn thương cũ không để lại sẹo hoặc chỉ để lại dấu vết rất mờ.  

Săng giang mai là biểu hiện nặng nhất của giai đoạn đầu và thường kèm theo có hạch ở bẹn. Đối với nam giới, săng giang mai thường xuất hiện ở quy đầu, rãnh quy đầu, bao quy đầu, trên đầu dương vật hoặc dây chằng, ngoài ra còn có thể xuất hiện ở hậu môn và miệng...

Giang mai giai đoạn 2:

Sau khi người bệnh bị nhiễm bệnh sau 7- 10 tuần thì sẽ có các biểu hiện đau đầu, sốt nhẹ, đau cơ đau khớp... hạch bạch huyết toàn thân sưng to. Toàn thân nổi mụn, có triệu chứng là nốt ban đỏ, có màu đỏ đồng, số ít có vảy, thường gọi là săng giang mai, mật độ săng nhiều, nhưng không kết mảng, người bệnh không có cảm giác gì.

Giang mai ở giai đoạn 3:

Trong giai đoạn 3 này bệnh có biểu hiện khá đa dạng, giai đoạn này săng giang mai sẽ kết lại đồng thời gây biến chứng vào xương và hệ thống tim mạch. Bệnh biểu hiện ở dạng gôm giang mai và củ giang mai.

Nếu như người bệnh không được chữa trị kịp thời và triệt để ở giai đoạn 2, thì giang mai sẽ chuyển sang giai đoạn 3. Lúc này xoắn khuẩn giang mai sẽ đồng loạt tổng công kích vào niêm mạc da của người bệnh và từng bước phá hoại các hệ thống nội tạng bên trong của người bệnh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng sức khỏe của người bệnh, thậm chí còn nguy kịch đến tính mạng. Mặc dù trong giai đoạn này, khả năng lây nhiễm bệnh sang cho người khác là rất nhỏ.

- Củ giang mai: là những tổn thương gồ lên mặt da (cao hơn sẩn), màu hồng đỏ, đường kính khoảng 1 cm, không đau. Thường tập trung thành từng đám, xếp theo hình nhẫn, hình cung hoặc vòng vèo, ranh giới rõ ràng. Củ giang mai không bao giờ tái phát trên sẹo cũ. Số lượng các củ có thể lên đến vài chục, các củ giang mai tiến triển không lành tính, nhất thiết hoại tử hoặc hoại tử teo hoặc tạo loét, rất lâu lành, sau khi lành thường sẽ để lại sẹo.

- Gôm Giang Mai: là những khối u sùi. Thời kỳ này thương tổn thường ăn sâu, khu trú vào lớp tổ chức da, cơ, xương. Ban đầu gôm rất chắc, cứng sau đó mềm dần và loét, khi loét chảy ra mủ sánh, đặc lẫn máu, không đau. Khi mủ chảy hết sẽ để lại một ổ loét tròn, đáy cứng, ổ loét này dần sẹo hóa.

Nếu củ, gôm khu trú vào các tổ chức quan trọng và không được điều trị sẽ đe doạ tính mạng bệnh nhân.

2. Vậy bệnh giang mai lây qua đường nào?

Con đường lây nhiễm chủ yếu của bệnh giang mai là qua quan hệ tình dục, qua nhau thai, qua đường máu và lây nhiễm qua một số con đường sau:

benh-giang-mai-lay-qua-duong-nao

Bệnh giang mai lây qua đường nào?

Lây truyền qua đường tình dục

- Trên lâm sàng, có 90% người bệnh giang mai là do lây truyền theo đường tình dục. Các phương thức quan hệ gồm giao cấu, hôn, vuốt ve tiếp xúc qua da. Do da và lớp niêm mạc ở bộ phận sinh dục rất mỏng, các mạch máu nhiều, khi giao hợp thì trạng thái sung huyết đạt cực đỉnh, cọ xát có thể gây ra tổn thương nhẹ, tạo thành điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn giang mai xâm nhập vào cơ thể.

Giang mai lây qua con đường tiếp xúc

Ngoài những con đường lây nhiễm trên bệnh giang mai có thể lây nhiễm qua các tiếp xúc thông thường giống với bệnh zona thần kinh, người sống cùng nhà với người bệnh, có thể tiếp xúc với quần áo, khăn mặt, chậu, đồ vệ sinh hay dao cạo râu.v.v., do trên những vật dụng này có thể có xoắn khuẩn giang mai hay dịch tiết, vì vậy sẽ bị lây nhiễm.

Lây truyền theo đường máu

Vi khuẩn giang mai có thể tiềm ẩn trong mạch máu của người bệnh một thời gian. Đặc biệt là ở người bệnh bị giang mai tiềm ẩn, cơ thể có vi khuẩn giang mai nhưng không có bất kỳ biểu hiện lâm sàng nào. Nếu bệnh nhân bị giang mai tiềm ẩn đi hiến máu và người nhận truyền máu của những bệnh nhân giang mai này thì họ sẽ nhiễm vi khuẩn giang mai.

Lây truyền qua nhau thai

Người mẹ bị mắc bệnh giang mai khi đang mang thai sẽ có thể lây bệnh cho thai nhi qua nhau thai, khiến cho thai nhi bị bệnh. Vi khuẩn giang mai thông qua nhau thai là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới trẻ bị giang mai bẩm sinh.

Do đó, chúng tôi khuyên bạn nên đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế làm xét nghiệm giang mai để có thể phát hiện và điều trị bệnh sớm. Bên cạnh đó, việc phòng ngừa bệnh giang mai cũng cần được chú trọng.

- Không nên quan hệ tình dục bừa bãi, nhất là đối với những nhóm người có nguy cơ nhiễm bệnh cao như gái mại dâm.
- Chung thủy một vợ một chồng để giữ gìn hành phúc gia đình.
- Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người mắc bệnh.

0 nhận xét:

Sống động hơn với tranh dán tường cửa sổ 3D


Tranh dán tường cửa sổ 3D khung hình trẻ trung và tươi mới đem đến cho bạn một không gian sống và làm việc thoải mái, khẳng định đẳng cấp thẩm mỹ với những màu sắc tinh tế, ấn tượng và đầy cảm hứng.

Cảm giác khi bước vào nhà mà như bước vào một thiên đường với một không gian thiên nhiên rộng lớn có hoa, có cỏ, có sông, có chim chóc…Tranh dán tường 3D giúp bạn trải nghiệm cảm xúc chân thật, sống động, đưa thiên nhiên vào không gian sống một cách hợp lý và chắc chắn chúng sẽ mang đến những hiệu ứng tuyệt vời cho căn phòng nhỏ xinh của bạn.


tranh dán tường 3D

Rất nhiều mẫu tranh dán tường cửa sổ 3D cho bạn lựa chọn

tranh dán tường 3D

tranh dán tường 3D

tranh dán tường 3D

tranh dán tường 3D

Tranh dán 3D phù hợp với các không gian sống khác nhau, từ phòng ăn, phòng khách, phòng ngủ hay phòng cho bé đều mang một phong cách riêng độc đáo và ấm cúng. Tranh dán tường cho bé sẽ giúp trí tưởng tưởng và óc sáng tạo của bé phát triển tốt hơn.

Nhiều mẫu tranh phong phú và đẹp mắt, bạn có thể thỏa sức lựa chọn tùy theo không gian của ngôi nhà và ý thích của bạn. Hoa văn, họa tiết sinh động, phong phú tranh dán tường 3D mang đến cho những bức tường đơn điệu sẽ trở nên có hồn và sinh động hơn.

tranh dán tường 3D

tranh dán tường 3D

tranh dán tường 3D

tranh dán tường 3D

tranh dán tường 3D

tranh dán tường 3D


Đặc điểm tranh dán tường 3D:

- Bề mặt tranh dán tường 3D phủ vynil chống thấm, chống rêu mốc, chống trầy xước, có khả năng chịu kiềm và axit. Dễ dàng cọ rửa bằng xà phòng, nước và khăn ướt mà không phai bạc màu

- Tranh dán tường 3D với chất liệu giấy PVC chuyên dụng cho độ sắc nét cao nhất hiện nay, chịu ẩm, chịu nước tốt, chống rêu mốc.

- Mực in Hydro không có mùi và hóa chất nên hoàn toàn đảm bảo an toàn sức khỏe. Thân thiện với môi trường và người sử dụng vì không chứa chì và thủy ngân.

- Tất cả các sản phẩm trên đều được in hoàn toàn trên máy Mimaki Japan được bảo hành độ bền màu trên 5 năm.

- Đa dạng màu sắc, bền màu qua thời gian và có rất nhiều hình ảnh với các gam màu phong phú cho bạn lựa chọn.

tranh dán tường 3D

tranh dán tường 3D

Với thể loại tranh dán tường khổ lớn 3D bạn có thể dán trên tường, cửa, tủ...  để trang trí cho nhiều không gian khác nhau: phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp... Đặc biệt, bạn có thể dễ dàng dùng khăn lau sạch những vết bẩn trên miếng dán mà không làm ảnh hưởng đến lớp sơn nhà bạn.

tranh dán tường 3D

tranh dán tường 3D

tranh dán tường 3D

tranh dán tường 3D

tranh dán tường 3D

Với đột phá về công nghệ tranh dán tường 3D bạn tha hồ lựa chọn những hình ảnh yêu thích, đủ cho bạn trang trí không gian riêng thêm sống động của mình. Nhanh tay sở hữu sản phẩm và giúp ngôi nhà, căn phòng... bạn đẹp hơn, sạch hơn và mới mẻ hơn nhé!

Sieuthitranhdep.net là nơi tô điểm không gian sống của bạn thêm sinh động, tươi trẻ và đầy màu sắc với các thể loại tranh phong canh, tranh đồng hồ, tranh thêu, tranh đá quý phù hợp với mọi thiết kế nội thất. Vui lòng liên hệ 0963.202.265 để được tư vấn nhiều hơn!

2 nhận xét:

Cách điều trị khi bé bị táo bón

Bé bị táo bón là trường hợp bé đi ngoài rất khó khăn, nhiều ngày mới đi ngoài một lần và chất thải rất khô và cứng. Nguyên nhân dẫn đến bé bị táo bón là do các mẹ lựa chọn sai thực đơn cho bé, thói quen uống ít nước, không ăn nhiều rau quả, trái cây. Táo bón ở trẻ em thường gặp nhiều ở giai đoạn 2-3 tháng tuổi và sau 18 tháng tuổi. 

Nguyên nhân khiến bé bị táo bón

- Bé bị táo bón có thể là do sữa công thức được pha không đúng tỷ lệ cho trẻ, hoặc mẹ bị táo bón cho con bú, cũng có thể là do thực đơn ăn dặm của bé thiếu chất xơ, bé có thói quen ăn ít rau quả, chỉ ăn nước không ăn cái rau, quả, hoặc uống ít nước.

- Ngoài ra, do tác dụng của thuốc kháng sinh hoặc thuốc ho có codein, viên sắt…hoặc mắc các dị tật bẩm sinh như phình to đại tràng, hẹp ruột, hẹp hậu môn, nứt kẽ hậu môn cũng là nguyên nhân khiến bé bị táo bón.

- Một số trường hợp bé bị táo bón do tâm lý nên thường cố ý “nhịn”, khiến đại tràng dãn to. Phân bị tích trữ trong nhiều ngày mới đủ kích thích đại tràng tạo ra phản xạ đi ngoài.

- Một số trường hợp khác khiến bé hay bị táo bón là trẻ còi xương, trẻ suy dinh dưỡng và trẻ bị thiếu máu phải bổ sung vi sắt.

- Đôi khi là do mẹ bị táo bón khi mang thai hay cho bé bú sữa khi mẹ bị táo bón.

be-bi-tao-bon

Bé bị táo bón mẹ phải làm gì đây?

Triệu chứng giúp mẹ nhận biết khi bé bị táo bón

Trẻ bị táo bón khi có một số dấu hiệu sau: Giảm số lần đại tiện bình thường. Mỗi lần đi đại tiện rất khó khăn và có cảm giác đau. Chất thải rất cứng và khô… Thấy những biểu hiện này ở con bạn cần tìm hiểu nguyên nhân để tìm cách chữa trị cho trẻ.

Một đứa trẻ khỏe mạnh bình thường trong độ tuổi 1 – 4 sẽ đại tiện từ 1 – 2 lần/ngày. Tuy nhiên, có bé đi cầu 3 lần/ngày, ngược lại có trẻ đi cầu không theo ngày nào cả. Đối với những trẻ có sức khỏe tốt, bé có thể 3 ngày mới đi cầu một lần… Tất cả đều bình thường.

Cách điều trị và phòng ngừa táo bón

Trẻ mới sinh thường đi cầu phân lỏng, hoa cà hoa cải và nhiều lần trong ngày. Đến khoảng 2-3 tháng tuổi, do sự trưởng thành của đường tiêu hóa, khả năng cô đặc phân tốt hơn nên phân sẽ sệt lại và giảm số lần, đó là sinh lý bình thường của lứa tuổi.

Những trẻ bú sữa công thức sẽ có phân đặc ngay từ đầu, đó là do thành phần đạm, lượng phospho, canxi, sắt và chất xơ trong sữa công thức và sữa mẹ khác nhau. Do đó, trong sữa công thức, người ta phải bổ sung thêm chất xơ prebiotic để ngăn ngừa táo bón ở trẻ. Trong giai đoạn này, cha mẹ nên chú ý tập cho bé phản xạ đi cầu đều đặn. Massage bụng cho bé để kích thích nhu động ruột khi trẻ đói, xi đi cầu 2 lần mỗi ngày (nên thực hiện sau cữ bú vì ruột đang tăng co bóp) để bé quen dần. Không nên tự động cho uống nước trái cây vì có thể làm trẻ chướng bụng. Chỉ cho bé ăn trái cây nếu được bác sĩ chỉ định.

Trong những trường hợp trẻ bị bón kéo dài nhưng chỉ là táo bón chức năng, có thể bác sĩ sẽ cho bé dùng thuốc làm mềm phân trong một thời gian, cùng với cải thiện chế độ ăn và tập luyện đi cầu. Có khi phải dùng thuốc bơm hậu môn để tháo phân và tạo ra lịch đi tiêu.

Khi bé mắc căn bệnh thường gặp này nhớ cho bé uống nước đầy đủ, nhất là những ngày nắng nóng và với bé đổ nhiều mồ hôi. Không pha sữa đặc hơn hướng dẫn của loại sữa. Không tự mua canxi hay thuốc bổ máu uống thêm vì có thể làm trẻ khó đi cầu. Việc bổ sung thuốc phải do bác sĩ thăm khám và quyết định, chỉ bổ sung nếu trẻ thực sự thiếu.

Bé bị táo bón mẹ phải làm gì? Khi trẻ ăn dặm, nên tập ăn trái cây nạo nhuyễn để cung cấp đủ chất xơ. Cho ăn rau cũng phải là cả xác rau chứ không chỉ lấy nước pha bột.

Tuy nhiên, cha mẹ không nên tự ý mua thuốc dùng cho trẻ. Nếu chỉ bơm cho bé khi bón mà không thay đổi về chế độ dinh dưỡng thì không giải quyết được cái gốc của bệnh, chỉ làm bé sợ đi cầu và sợ cả cái ống bơm nhiều hơn. Sử dụng thuốc làm mềm phân cũng có thể giảm dần tác dụng (lờn thuốc dần), có thể gây chướng bụng hay tiêu chảy.

Phòng ngừa táo bón là một trong những kiến thức chăm sóc trẻ thông thường mà cha mẹ nên biết. Điều trị táo bón trẻ em là một quá trình lâu dài, toàn diện, đòi hỏi sự kiên nhẫn của cha mẹ, sự phối hợp của gia đình với bác sĩ nhi khoa và bác sĩ dinh dưỡng…

Một số giải pháp tự nhiên khác phục tình trạng táo bón ở trẻ em

be-bi-tao-bon

1. Một trong những nguyên nhân chính gây ra táo bón ở trẻ chính là lượng nước quá ít trong cơ thể bé. Vì vậy, biện pháp khắc phục có hiệu quả nhất với những em bé đang bị táo bón là cha mẹ bé nên tích cực cho con uống nhiều nước mỗi ngày. Hãy bắt đầu ngày mới cho trẻ bằng một cốc nước sau khi thức dậy sẽ giúp rất nhiều để chữa và hạn chế triệu chứng táo bón.

2. Cho bé uống 2 muỗng canh đường trong đêm trước khi đi ngủ. Trẻ cũng có thể uống kèm chúng với sữa nếu trẻ thích. Bạn sẽ thấy kết quả không ngờ vào buổi sáng hôm sau.

3. Cho bé uống nước cam vào buổi sáng sớm với một dạ dày trống rỗng, hoặc uống chúng trước khi đi ngủ vào ban đêm cũng hữu ích trong điều trị táo bón.

4. Cách chữa đầy bụng khó tiêu hay trị táo bón ở trẻ bằng cách sử dụng ¼ muỗng cà phê muối Epsom và cho 1/2 ly nước.

5. Những trái cây như đu đủ chín, chuối chín cực kỳ hiệu quả trong việc chữa táo bón. Cha mẹ bé nên cho trẻ ăn một quả đu đủ chín hoặc vài quả chuối chín hàng ngày để cho kết quả điều trị táo bón tốt hơn.

6. Uống hỗn hợp nước nóng với vài giọt chanh cùng một chút muối vào buổi sáng sớm là một cách tuyệt vời để loại trừ táo bón. Được biết, biện pháp này cho kết quả điều trị táo bón khá nhanh chóng.

7. Một ly nước ép táo trước khi đi ngủ cũng rất hiệu quả để điều trị táo bón.

8. Cho con uống một khối lượng bằng nhau của nước cà rốt ép và nước ép rau bina trước khi đi ngủ.

9. Nước ép bắp cải cũng được coi là một biện pháp khắc phục tại nhà đơn giản mà hiệu quả khi con bạn bị táo bón. Lấy một nửa cốc nước ép bắp cải và uống 2 lần/ ngày để điều trị táo bón.

10. Cho bé kết thân với nhiều các loại rau xanh có vị ngọt mát, nhiều chất xơ trong chế độ ăn uống hàng ngày như ăn rau lang luộc, rau ngót cũng có tác dụng nhuận tràng và điều trị táo bón rất tốt.

0 nhận xét:

Cách điều trị ung thư cổ tử cung ở phụ nữ

Ung thư cổ tử cung hiện đang là căn bệnh nguy hiểm bậc nhất ở phụ nữ và trên thế giới cứ 2 phút lại có một phụ nữ chết do ung thư cổ tử cung gây ra. Nếu được phát hiện sớm, 92% phụ nữ mắc ung thư cổ tử cung có thể được chữa khỏi. Tuy nhiên, để phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời thì rất khó, tỉ lệ này ở Việt Nam rất thấp.

Vậy những dấu hiệu ung thư cổ tử cung nào giúp dễ nhận biết bệnh?

Bệnh ung thư cổ tử cung đang là nỗi lo của nhiều chị em phụ nữ. Giai đoạn tiền ung thư thường không có triệu chứng, không ảnh hưởng đến sức khỏe nên nhiều chị em không nhận biết mình mắc bệnh, dễ bỏ qua và không đi khám phụ khoa. Sau đó có thể xuất hiện các triệu chứng: Huyết trắng dai dẳng, có mùi hôi hoặc có vấy một chút máu; chảy máu bất thường trong âm đạo; bị chảy máu bất thường trong chu kì kinh nguyệt bình thường; khi bệnh nặng, có chảy dịch nhiều lẫn máu từ âm đạo, kèm với đau nhức vùng lưng, vùng chậu hoặc ở chân. 

Ở giai đoạn muộn, bệnh nhân bị vô niệu do ung thư chèn ép vào hai niệu quản. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, các triệu chứng bệnh không rõ ràng nên việc chẩn đoán thường gặp khó khăn

Vậy bệnh ung thư cổ tử cung có thể chữa khỏi được không?

Thường thì, qua kỹ thuật sàng lọc hiện đại, các bác sĩ mới xác định được căn bệnh thường gặp này đã phát triển đến giai đoạn nào để đưa ra hướng điều trị tốt nhất cho người bệnh.

Với những tiến bộ của y khoa hiện đại, bệnh này được chữa khỏi gần 92% các trường hợp nếu bệnh được phát hiện sớm. Tuy nhiên, nếu ung thư cổ tử cung không được phát hiện sớm thì bệnh lại rất khó chữa. Bởi vậy, trên thế giới, cứ 2 phút lại có một phụ nữ chết do ung thư cổ tử cung gây ra.

Phương pháp điều trị chuẩn có thể được xem xét bởi tính hiệu quả của nó đối với những bệnh nhân trong những nghiên cứu trước đây hoặc có thể xem xét khả năng tham gia vào một thử nghiệm lâm sàng. Không phải tất cả bệnh nhân đều được chữa khỏi bằng phương pháp điều trị chuẩn và một số phương pháp điều trị chuẩn có thể có nhiều tác dụng phụ hơn mong muốn. Vì những lý do này mà thử nghiệm lâm sàng được tiến hành để tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả hơn cho các bệnh nhân ung thư dựa trên những thông tin mới nhất. 

ung-thu-co-tu-cung-co-chua-khoi-duoc-khong

Bệnh ung thư cổ tử cung có thể chữa khỏi được không?

Ung thư cổ tử cung giai đoạn 0

Ung thư cổ từ cung giai đoạn 0 đôi khi còn được gọi là ung thư biểu mô nông tại chỗ. Có thể điều trị bằng một trong những phương pháp dưới đây:
(1) Thủ thuật cắt hình nón
(2) Phẫu thuật bằng lazer
(3) Phẫu thuật lạnh
(4) Thủ thuật cắt bằng vòng dây điện (LEEP)
(5) Phẫu thuật cắt bỏ vùng ung thư, cổ tử cung, và tử cung (cắt tử cung toàn bộ qua đường âm đạo hoặc qua đường ổ bụng) cho những phụ nữ không thể hoặc không muốn có con nữa.

Ung thư cố tử cung giai đoạn I

Có thể điều trị theo một trong những phương pháp điều trị sau tuỳ theo độ sâu mà tế bào ung thư xâm lấn vào mô lành:

- Ung thư giai đoạn IB:

(1) Điều trị tia phóng xạ trong và ngoài
(2) Cắt từ cung triệt để và vét hạch sau đó bổ sung bằng điều trị tia phóng xạ và hóa chất.
(3) Cắt tử cung triệt để và vét hạch.
(4) Điều trị tia phóng xạ và hóa chất.

- Ung thư giai đoạn IA:

(1) Phẫu thuật cắt bỏ ung thư, tử cung, và cổ tử cung (cắt tử cung toàn bộ qua đường ổ bụng). Hai buồng trứng cũng có thể bị cắt bỏ (cắt buồng trứng, vòi trứng hai bên), nhưng thường không được tiến hành ở các phụ nữ trẻ.
(2) Cắt hình nón
(3) Điều trị bằng tia phóng xạ trong.
(4) Đối với những khối u đã xâm lấn sâu hơn (3 - 5mm): Phẫu thuật cắt ung thư, tử cung và một phần âm đạo (cắt tử cung triệt để) cùng với các hạch ở vùng chậu (phương pháp vét hạch).

Ung thư cổ tử cung giai đoạn II

Ở giai đoạn ung thư này có thể điều trị bằng một trong những phương pháp sau:
- Ung thư giai đoạn ILA:
(1) Điều trị tia phóng xạ trong và ngoài.
(2) Cắt tử cung triệt để và vét hạch sau đó bổ sung bằng điều trị tia phóng xạ và hóa chất.
(2) Cắt tử cung triệt để và vét hạch.
(4) Điều trị tia phóng xạ và hóa chất
- Ung thư giai đoạn IIB:
(1) Điều trị tia phóng xạ trong và ngoài cộng với hóa chất.

Ung thư cổ tử cung giai đoạn III

Phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 là điều trị tia phóng xạ trong và ngoài cộng với hóa chất.

Ung thư cổ tử cung giai đoạn IV

Có thể điều trị bằng một trong những phương pháp sau:
- Ung thư giai đoạn IVA:
(1) Điều trị tia phóng xạ trong và ngoài cộng với hóa chất.
Ung thư giai đoạn IVB:
(1) Điều trị tia phóng xạ làm giảm triệu chứng của bệnh ung thư
(2) Hóa trị liệu

Ung thư cổ tử cung tái phát

Nếu chị em nào bị ung thư cổ tử cung xuất hiện trở lại ở vùng chậu thì có thể sử dụng phương pháp điều trị sau:
(1) Điều trị tia phóng xạ phối hợp với hóa chất
(2) Hóa trị liệu giảm triệu chứng ung thư

Còn trường hợp nếu triệu chứng ung thư cổ tử cung xuất hiện trở lại ở ngoài vùng chậu, bệnh nhân có thể chọn lựa một thử nghiệm lâm sàng dùng hóa chất điều trị toàn thân.

Nếu ung thư cổ tử cung được phát hiện sớm và có phương pháp điều trị kịp thời thì nó có thể được chữa khỏi hoặc thời gian sống được kéo dài đáng kể. Nếu phòng ngừa sớm thì bạn có thể không mắc phải căn bệnh này. Nhưng nếu bệnh đã phát triển thành ung thư chưa di căn mà được phát hiện sớm để điều trị kịp thời thì tỷ lệ sống có thể là 92%. Khi các giai đoạn phát triển của bệnh đã tiến xa thì tỷ lệ sống của bạn vẫn là 58%. Khi ung thư đã ở giai đoạn cuối thì bạn chỉ có 17% cơ hội sống sót.

Phụ nữ ở mọi độ tuổi nên kiểm tra phụ khoa định kỳ hàng năm để kịp thời phát hiện và điều trị các dấu hiệu của ung thư cổ tử cung trước khi nó ảnh hưởng đến cuộc sống của mình và trở lên quá muốn. Và nếu nhận biết các dấu hiệu ung thư vòm họng thì bạn cũng nên điều trị sớm vì bệnh cũng nguy hiểm không kém so với ung thư cổ tử cung đâu nhé. 

Điều trị ung thư cổ tử cung đối với bệnh nhân đang mang thai có thể được trì hoãn tuỳ theo giai đoạn ung thư và bệnh nhân đang mang thai tháng thứ mấy. Ngoài ra, hàng ngày bạn có thể sử dụng thêm các loại thực phẩm bổ trợ phòng ngừa u nang, u xơ để có một hệ miễn dịch tốt chống lại các nguy cơ của bệnh ung thư.

0 nhận xét: