Ung thư cổ tử cung là bệnh hay gặp chiếm tỉ lệ cao trong tổng số các loại ung thư (chiếm 11% trong toàn bộ các loại ung thư của cả 2 giới, chiếm 22,35% trong ung thư sinh dục nữ)
Tuổi thường gặp trong khoảng 30-59, đỉnh cao 45-55, tuy nhiên vẫn có thể gặp tuổi 20, 90-95% trường hợp là ung thư thượng bì gai (spinous cell carcinoma), 5-10% còn lại là ung thư thượng bì tuyến (adeno carcinoma). Cần phát hiện sớm các dấu hiệu ung thư cổ tử cung để có phương pháp điều trị kịp thời.
Các yếu tố thuận lợi:
- Giao hợp sớm trước 17 tuổi
- Giao hợp với nhiều người
- Sinh đẻ nhiều lần
- Nhiễm khuẩn sinh dục, đặc biệt là vius herpes type II (HVII) và Papiloma vius 16-18, 31-33 (HPV 16-18, 31-33 gây condyloma cổ tử cung) bệnh này lây qua đường tình dục lứa tuổi 18-30, đặc biệt là trong lúc có thai, hầu hết condyloma tự khỏi sau 6th - 1năm hoặc sau điều trị, 10% biến thành nghịch sản)
Kh i đầu của ung thư cổ tử cung không có triệu chứng lâm sàng nhưng cổ tử cung có thể dễ dàng sờ được, nhìn được nên có thể phát hiện được ung thư cổ tử cung.
Phát hiện sớm ung thư cổ tử cung có ý nghĩa quan trọng vì giai đoạn ung thư trong biểu mô có thể điều trị khỏi 100% với phương pháp: Laser, khoét chóp, cắt tử cung Giai đoạn I-IIa: khỏi 80-85% trong 5 năm với các phương pháp diều trị nặng nề tàn phá như biện pháp Curi, cắt âm đạo mở rộng, vét hạch, bổ xung bằng liệu pháp Cobalt
Giai đoạn IIb: Khỏi chỉ còn 55% trong 5 năm
Giai đoạn III: Khỏi chỉ còn 25% trong 5 năm
Giải phẫu bệnh ung thư:
1. Đại thể:
- Hình thái sùi: Các nụ sùi dễ rụng, dễ chảy máu, dễ nhiễm khuẩn, hình thái này thâm nhiễm ít, lan tràn chậm
- Hình thái loét: Có bờ lõm sâu xuống, bờ rắn, nền có nhiều nụ nhỏ, nhiều mủ, ung thư tiến triển đưa đến hoại tử cổ tử cung gây thành 1 hố lõm, hình thái này thâm nhiễm và lan tràn sâu, phần phụ và các hạch bạch huyết di căn nhanh.
- Hình thái thâm nhiễm: ít gặp hơn, tổn thương là một vùng thâm nhiễm cứng, ung thư ăn sâu vào lớp đệm trong khi mặt ngoài cổ tử cung tư ng như bình thường nhưng cổ tử cung đã thay đổi thể tích, loại này lan tràn và di căn nhanh.
- Hình thái ống cổ tử cung: Tổn thương ung thư trong CTC giai đoạn đầu chẩn đoán khó vì mặt ngoài CTC không thay đổi trong khi ung thư đã kho t sâu vào lớp đệm.
2.Vi thể:
- Ung thư biểu mô kép dẹp gai 90-95%
- Ung thư biểu mô tuyến 5-10%, tiên lượng xấu hơn ung thư tế bào gai
Sự phát triển lan rộng và di căn của ung thư cổ tử cung:
- Lan theo bề mặt: trieu chung ung thu co tu cung sẽ lan đến eo tử cung, xuống âm đạo, lan lên mặt trước âm đạo, sang bàng quang, có thể thủng gây dò bàng quang âm đạo, lan sang trực tràng gây dò trực tràng âm đạo.
- Lan đến dây chằng rộng 2 bên, dây chằng tử cung cùng, chèn ép niệu quản.
- Di căn theo đường bạch huyết: đến các hạch nằm dọc các mạch chậu đến cạnh động mạch chủ.
- Lan rộng theo đường máu: gây di căn các tạng trong ổ bụng, phổi, màng phổi.
Đánh giá lan rộng: Thăm âm đạo, thăm trực tràng và nền dây chằng rộng. Soi bàng quang đánh giá tổn thương bàng quang, chụp bạch mạch, UIV, soi trực tràng, Scanner...
Các giai đoạn phát triển của ung thư cổ tử cung bao gồm:
Giai đoạn 1: Nhiễm virus HPV (Human Papilloma Virus)
Trong thực tế, ở độ tuổi đôi mươi khi mới có quan hệ tình dục, có khoảng 60% đến 80% phụ nữ bị nhiễm virút HPV. Hầu hết các loại HPV đều tự biến mất và không gây tổn hại đến sức khỏe, nhưng một vài loại này lại có thể làm cho các tế bào của cổ tử cung phát triển bất bình thường gây ra ung thư cổ tử cung.
Giai đoạn 2: Tiền ung thư
Có khoảng 10% phụ nữ bị nhiễm HPV phát triển sang giai đoạn tiền ung thư. Họ thường là người trong độ tuổi sinh đẻ từ 25 đến 29. Thời gian kể từ khi nhiễm HPV đến tiền ung thư kéo dài từ 5 đến 10 năm. Phụ nữ trong giai đoạn này vẫn bình thường và chưa được gọi là mắc bệnh “ung thư”. Giai đoạn này nếu được phát hiện sớm và có phương pháp điều trị kịp thời thì bệnh sẽ không phát triển thành ung thư.
Giai đoạn 3: Ung thư chưa/không di căn
Có khoảng khoảng 12% những người trong giai đoạn 2 sẽ phát triển thành ung thư. Ở giai đoạn này, các tế bào ung thư phát triển chủ yếu trong cổ tử cung. Nếu được điều trị hợp lý sẽ đem lại một kết quả khả quan cho người bệnh
Các phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung giai đoạn này có thể là: cắt tử cung, hoặc kết hợp nạo các hạch có chọn lọc. Nếu hạch bị xâm lấn, thì lại phải áp dụng phương pháp phẫu thuật tận gốc - cắt tử cung theo phương pháp Wertheim Meiges bao gồm cắt tử cung, một phần âm đạo, chu cung, và nạo vét hạch chậu hai bên. Hoặc điều trị xạ trị: xạ trị mỗi khối u đơn lẻ hoặc phối hợp xạ trị ngoài vùng chậu trước khi phẫu thuật, xạ trị ngoài vùng chậu sau mổ hoặc hóa - xạ đồng thời sau mổ. Tùy từng trường hợp có thể hóa trị.
Sau khi phẫu thuật, một số trường hợp ung thư cổ tử cung sẽ không phát triển thêm hoặc bệnh được chữa khỏi. Một số trường hợp ác tính hoặc không được điều trị, các khối u tiếp tục phát triển và di căn sang các bộ phận khác trong cơ thể.
Giai đoạn 4: Ung thư di căn
Trong giai đoạn này, các tế bào ung thư xâm lấn sang các bộ phận khác của cơ thể, đây chính là giai đoạn nguy hiểm nhất của bệnh. Khoảng 1% bệnh nhân ở giai đoạn 2 phát triển thành loại ung thư nguy hiểm này.
Ở giai đoạn này, các khối ung thư không thể áp dụng phương thức phẫu thuật triệt để mà phải sử dụng phương pháp: xạ trị ngoài vùng chậu đơn thuần, hóa trị đồng thời với xạ trị ngoài vùng chậu, xạ trị ngoài vùng quanh động mạch chủ bụng nếu có di căn hạch cạnh động mạch chủ bụng; xạ trị trong…
Phụ nữ nên kiểm tra phụ khoa định kỳ để kịp thời phát hiện u xơ cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung có chữa được không? Nếu ung thư cổ tử cung được phát hiện sớm và có phương pháp điều trị kịp thời thì nó có thể được chữa khỏi hoặc thời gian sống được kéo dài đáng kể. Nếu phòng ngừa sớm thì bạn có thể không mắc phải căn bệnh này. Nhưng nếu bệnh đã phát triển thành ung thư chưa di căn mà được phát hiện sớm để điều trị kịp thời thì tỷ lệ sống có thể là 92%. Khi các giai đoạn phát triển của bệnh đã tiến xa thì tỷ lệ sống của bạn vẫn là 58%. Khi ung thư đã ở giai đoạn cuối thì bạn chỉ có 17% cơ hội sống sót.
Ung thư cổ tử cung không phải lúc nào cũng tiến triển theo 4 giai đoạn trên. Có nhiều trường hợp ung thư chỉ phát triển đến giai đoạn 2 hoặc 3 thì dừng lại không phát triển nữa và dẫn mất đi. Tốc độ phát triển của các khối ung thư cổ tử cung cũng không giống nhau, nó cũng còn tùy thuộc vào hệ thống miễn dịch của mỗi người.
Chẩn đoán bệnh ung thư cổ tử cung
Cơ năng:
1. Ra máu khi có va chạm: máu đỏ, số lượng ít khi có giao hợp, làm vệ sinh. Ra máu lập lại nhiều hơn.
2. Khí hư hôi, thối do tổ chức ung thư hoại tử, nhiễm khuẩn gây nên.
3. Đau: là triệu chứng muộn khi có chèn ép rễ thần kinh
4.Triệu chứng tiết niệu: nhiễm khuẩn đường niệu, đái rắt, buốt, đái khó khi ung thư cổ tử cung xâm lấn tới bàng quang
5.Thiếu máu: do chảy máu
Thực thể:
Khám: có thể thấy các dạng sùi loét dễ chảy máu, cổ tử cung to, cứng
Cận lâm sàng:
- Phiến đồ tế bào âm đạo, cổ tử cung.
- Sinh thiết có hướng dẫn bởi soi cổ tử cung: cho phép nhìn rõ ranh giới khu trú tổn thương để sinh thiết đúng chỗ (giữa biểu mô lát và trụ, các tổn thương lát đá, chấm đáy...)
- Khoét chóp CTC để chẩn đoán
Thái độ xử trí khi mắc bệnh ung thư cổ tử cung
1. Giai đoạn ung thư trong biểu mô (invitro):
Phụ nữ trẻ còn mong muốn có thai => khoét chóp, hoặc cắt cụt cổ tử cung, sau đó theo dõi bằng phiến đồ âm đạo và soi cổ tử cung 6tháng/lần.
2. Giai đoạn 1:
Liệu pháp Curie trước phẫu thuật 6 đến 8 tuần, PT cắt tử cung hoàn toàn + cắt 2 phần phụ, cắt bỏ phần trên âm đạo (PT Wertheim-Meigs) triệt đẻ hơn có thể cắt bỏ tổ chức tế bào cạnh tử cung, trên đường niệu quản, vét hạch hố chậu sau đó dùng liệu pháp Cobalt sau phẫu thuật.
3. Giai đoạn 2: Phác đồ
Liệu pháp Curie- liệu pháp Cobalt - PT
Hoặc liệu pháp Curie- PT- liệu pháp Cobalt
4. Giai đoạn III; IV :
Ung thư cổ tử cung có nguy hiểm không? Bệnh càng nguy hiểm khi để lâu ngày và chuyển sang giai đoạn cuối. Chỉ dùng các liệu pháp chiếu xạ Cobalt đơn thuần hoặc kết hợp Curie PT chỉ dẫn lưu tạm thời.
Tiên lượng bệnh ung thư cổ tử cung
Sống trên 5 năm 100% với K trong biểu mô.
0 nhận xét: